Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Sỏi bàng quang

Sỏi trong bàng quang thường do tình trạng ứ đọng nước tiểu do bất thường giải phẫu học của đường tiết niệu dưới, do hẹp, do nhiễm trùng hay do dị vật. Hay sỏi cũng có thể hình thành ở người hoàn toàn khỏe mạnh.  Sỏi này ít gặp ở quốc gia Tây phương.

Tần suất mắc bệnh ở trẻ em cũng đang giảm dần cho dù đó là những nước dễ bị sỏi. Có thể là do dinh dưỡng được cải thiện, chăm sóc tiền sinh và sau sinh tốt và gia tăng sự hiểu biết về bệnh ở cộng đồng. Và hiện nay chủ yếu bệnh này gặp ở người lớn.

Điều trị tích cực bằng thuốc chẹn alpha và ức chế 5 anpha reductase làm giảm tỷ lệ mặc bệnh sỏi bàng quang bởi gia tăng sự tống xuất bàng quang. Quá trình điều trị sỏi bàng quang cũng có nhiều tiến bộ, từ phương pháp ít xâm hại làm giảm thời gian nằm viện và thời gian hồi phục.

Giải phẫu

Ở đàn ông vì lý do giải phẫu mà bệnh sỏi bàng quang có nhiều hơn phụ nữ. Tiền liệt tuyến như cái vòng bao xung quanh cổ bàng quang, khi nó to ra nó có thể gây cản trở đường tiểu ra ngoài. Sự ứ đọng này làm cho tinh thể tích tụ và to dần dần lên.

Ở phụ nữ, ít nguy cơ bị sỏi hơn. Nhưng cũng có những nguyên nhân làm ứ đọng nước tiểu như sa bàng quang, sa ruột ( enterocele) hay trước đây có phẫu thuật về niệu đạo tất cả nguyên nhân đó làm tăng nước tiểu tồn lưu. Một vài trường hợp hiếm do di vật trong bàng quang có thể là nguyên nhân tạo sỏi.

Sinh lý bệnh

Tuy  nhiên, hầu hết sỏi nên qua được niệu quản thì cũng có thể được tiểu ra ngoài dễ dàng nếu niệu đạo không hẹp. Ở những người bệnh là nam lớn tuổi thì hầu hết là sỏi acid uríc thường hình thành trong bàng quang. Sỏi có thành phần là can-xi oxalát hình thành từ trong thận.

Ở người lớn gần 50% là sỏi acid uríc, ít gặp hơn là sỏi bàng quang là sỏi oxalate, calcium phosphate, ammonium urate, cysteine, hoặc magnesium ammonium phosphate.[1, 2]

Hiếm hơn sỏi bàng quang cũng gặp trong bệnh nhân có tiền căn gout hay tăng acid uric máu. Trong nhiều trường hợp cái nhân sỏi bên trong là chất khác và nhiều lớp vỏ bên ngoài là những chất khác nhau.
Ở trẻ em sỏi bao gồm chủ yếu là ammonium acid urate, calcium oxalate, hoặc kết hợp ammonium acid urate và calcium oxalate với calcium phosphate.[3]

Vùng dịch tể thường là cho bú sữa mẹ và gạo trắng bóng. Những thức ăn này nghèo phosphate làm cho tăng bài tiết ammonia. Trẻ em mà ăn nhiều thức ăn rau cải thực vật oxalate và đạm động vật (ít nitrate)4, 5, 3 Ở bệnh nhân có chấn thương cột sống, sỏi thường là struvite và calcium phosphate. Sỏi bàng quang có thể một viên hay nhiều viên. Bệnh nhân có túi thừa bàng quang sỏi có thể chiếm hết bàng quang. Tích chất sỏi có thể từ rất mềm cho tới rất cứng. Bề mặt sỏi có thể trơn láng hay xù sì. Hầu hết sỏi bàng quang di chuyển trong lòng bàng quang, tuy nhiên có vài sỏi dính vào chỉ khâu, bướu bàng quang, hay đoạn của ống thông.

Two delicate "jack" stones removed before open pro
"Jack stone" bàng quang

Nguyên nhân

Bàng quang có bế tắc đường ra. Tiền liệt tuyến lớn, cổ bàng quang nhô cao, ứ đọng nước tiểu tồn lưu làm lắng đọng nhiều chất tinh thể tạo sỏi. bệnh nhân sẽ diễn tiến nhiễm trùng tiểu và dễ dàng tạo sỏi. Ở những bệnh nhân có bàng quang thần kinh. Trong một nghiên cứu bệnh nhân có CTCS ( sau đó là bàng quang thần kinh) theo dõi trong 8 năm, 36% có sỏi bàng quang. Nếu có chăm sóc tốt thì tỷ lệ này giảm xuống còn 10%

Bàng quang viêm do xạ trị hay do schistosomiasis cũng dễ có nguy cơ bị sỏi.[7] Teo niêm mạc sau đó bị can-xi hóa có thể phát triễn thành một nhân để cho sỏi phát triển. T1ui thừa bàng quag bẩm sinh hay mắc phải cũng có thể là nguyên nhân tạo sỏi. Nguyên nhân hiếm như thoát vị bẹn trượt mà trong đó có bàng quang cũng có thể là nguyên nhân tạo nên sỏi.[8]

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc sỏi bàng quang ở bệnh nhân có phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột. Mathoera và cs, trong một nghiên cứu 89 bệnh nhân nhi có phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột có sỏi do bất thường ổ nhốp, tai tạo âm đạo, cắm lại niệu quản, phẫu thuật cổ bàng quangđeều có nguy cơ hình thành sỏi bàng quang.[9]

Kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng tái phát có thể giảm sỏi struvite những không giảm tỷ lệ mắc bệnh sỏi bàng quang toàn phần. 

Những nguyên nhân khác là dị vật trong bàng quang, như là một nhân tạo sỏi. Chia làm 2 loại do thầy thuốc và không do thầy thuốc. Do thầy thuốc như những mảnh thông Foley, những mảnh sỏi bao xung quanh bóng Foley, staple, thông niệu quản, vòng tránh thay, mảnh gant tay vỡ, implant, stent của tiền liệt tuyến.[10, 11, 12, 13, 14]  

Sỏi bám trên chỉ khâu sớm hay chỉ lồi ra do làm tróc niêm mạc thành bàng quang.[15]Không do thầy thuốc do bệnh nhân tự đặt vào bàng quang vì những lý do khác nhau.[16]

Bất thường chuyển hóa không là nguyên nhân tạo sỏi trong chuyển lưu nước tiểu, sỏi là can-xi và struvite. Trong vài trường hợp hiếm, thuốc (ức chế protease virus) có thể là nguồn tạo sỏi bàng quang.[17]

Thông thường nếu một người ở Hoa kỳ hay Tây âu phát hiện thấy sỏi bàng quang thì nên đánh giá toàn diện hơn, nguyên nhân có thể là phì đại tiền liệt tuyến, hẹp niệu đạo, bàng quang thần kinh, túi thừa bàng quang, bất thường bẩm sinh như nang niệu quản, co thắt cổ bàng quang. Phụ nữ có thể là sau phẫu thuật tiểu không kiểm soát, cystocele, túi thừa bàng quang.[18]

Dịch tể học

Từ thế kỷ 19 ở Hoa kỳ và tây âu số người mắc bệnh sỏi bàng quang giảm hẳn do cải tiến trong chế độ ăn. Sỏi bàng quang chỉ cò thấy ở người lớn tuổi, trên 50 tuổi, có tắc nghẽn do bướu tiền liệt tuyến.   

Tuy nhiên sỏi bàng quang vẫn còn cao ở những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên cũng có khuynh hướng giảm, mặc dù trẻ em vẫn còn bệnh này và thường gặp trẻ nam nhiều hơn nữ.[19]

Vào năm 1977, Van Reen đã xuất bản trong một hội nghị nguyên nhân của sỏi bàng quang.[5]Không mai mắn, không có số liệu về sỏi bàng quang góc độ toàn cầu, hầu hết từ những vùng kinh tế kém.

Triệu chứng

Triệu chứng là đau trên xương mu, tiểu gắt, tiểu ngắt quản, tiểu thường xuyên, tiểu ngập ngừng, tiểu đêm và bí tiểu[2]Cha mẹ trẻ em có sỏi bàng quang có thể thấy cương cứng kéo dài và tiểu dầm

Những dấu hiệu khác là tiểu máu cuối dòng, tiểu máu đại thể và ngưng tiểu đột ngột và có đau lan tới đầu của dương vật, bìu, tầng sinh môn, lưng và hông. Khó chịu có thể kéo dài liên tục hay cảm giác nhói lên rồi hết và thường nặng lên do làm việc nặng và tập thể dục. Thay đổi tư thế nằng sấp ngữa hay nghiên có thể đỡ hơn, vì làm cho sỏi rơi trở lại bàng quang.

Dấu hiệu ít đặc hiệu cho sỏi bàng quang hơn là tiểu máu vi thể hay đại thể, tiểu mủ, vi trùng trong nước tiểu, tinh thể trong nước tiểu cấy nước tiểu để thấy vi trùng phân hủy uré trong nước tiểu.
Tiền sử bệnh nhân có phẫu thuật vùng chậu cũng nên hỏi trong tất cả bệnh nhân, đặc biệt trong bệnh nhân có đặt vật lạ.

Khám lâm sàng có thể có dấu hiệu ấn đau trên xương mu, cảm giác đầy, và thi thoảng sờ thấy bang quang căng nếu bệnh nhân bị bí tiểu cấp. Những dấu hiệu khác là sa bàng quang ở nữ, hẹp miệng chuyển lưu (stoma) nước tiểu ra da, hay dấu hiệu thần kinh trong bệnh lý bàng quang thần kinh.

Lịch sử sỏi bàng quang được chẩn đoán bằng cách đặt cây nong van Buren. Khi đặt vào bàng quang có cảm giác chạm sỏi, vì có tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh học nên phương pháp này bị bỏ qua.
Ngày nay chụp x-quang để xác định sỏi cản quang. Tuy nhiên, sỏi acid uríc là kém cản quang trừ khi nó được bao bởi lớp ngoài là can-xi. Soi bàng quang, chụp CT scan có cản quang, và siêu âm bụng là những phương pháp thường hay sử dụng ngày hôm nay[7]

Cận lâm sàng

Thử tổng phân tích nước tiểu thường không mắc và nhanh. Thử que (dipstick), sỏi bàng quang có thể thấy test dương tính nitrite, leukocyte esterase, và máu. Bởi vì sỏi bàng quang có thể gây tiểu khó và đau, bệnh nhân vì vậy lại càng uống nước ít, có thể làm cho cô đặc nước tiểu. Thường có pH nước tiểu acid. Soi tưới dưới kính hiển vi thấy tế bào mủ, hồng cầu bạch cầu. Thường thấy tinh thể trên kính hiển vi.

Thử nước tiểu

Thử công thức máu cơ bản. Ở bệnh nhân có tắc nghẽn và nhiễm trùng thì có bạch cầu máu cao, lệch trái.
Thử các chất chuyên hóa nên làm. Creatinine có thể gia tăng ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường ra.

X-quang

X-quang thường làm là KUB, đó là phương pháp ít tốn kém mà hiệu quả. Có thể phát hiện sỏi cản quang. Sỏi acid uríc không cản quang nhưng một khi có chất vôi bám vào thì sẽ cản quang. Sỏi bàng quang có thể thấy có từng lớp, tùy vào tình trạng nhiễm trùng và mức độ tiểu máu định kỳ.[7]

Multiple laminated bladder calculi in patient with
Nhiều sỏi bàng quang
Large calculus visible on plain film of intravenou
Sỏi lớn bàng quang
Nếu còn nghi ngờ trên phim KUA không thấy sỏi thì tiến hành siêu âm bụng để phát hiện sỏi. Chụp UIV hay chụp x-quang bàng quang có tác dụng phát hiện sỏi bàng quang to như hình ảnh khuyết thuốc.

Hình ảnh khuyết thuốc khi thay đổi tư thế bệnh nhân, sỏi, cầu nấm, máu cục và bướu niệu mạc nếu có chân. Nếu không di chuyển thì có thể là sỏi dính vào thành bàng quang trên 1 cọng chỉ hay túi thừa bàng quang. Chụp UIV có thể xác định phân biệt sỏi đường tiết niệu trên, nang niệu quản, nang bàng quang, và túi thừa bàng quang.[7]

Siêu âm bàng quang

Với sự gia tăng sử dụng siêu âm hiện nay. Đây là phương pháp rẻ tiền và tiện lợi cho chẩn đoán sỏi bàng quang. Hình ảnh siêu âm rất điển hình cho sỏi, là hình ảnh tăng âm và có bóng lưng phía sau. Và siêu âm rất hiệu quả trong việc chẩn đoán sỏi không cản quang.[21]

Chụp CT scan

CT scan có thể thực hiện vì nhiều lý do nghi ngờ các nguyên nhân khác trong ổ bụng ( như: đau bụng, khối vùng chậu, hay nghi ngờ áp-xe). CT rất nhạy cho chẩn đoán sỏi có trong cả hệ thống tiết niệu. Nga cả sỏi thuần urát cũng có thể phát hiện bằng phương pháp này. Hình ảnh sỏi có thể mờ đi nếu có tiêm chất cản quang.[7]

Soi bàng quang

Soi bàng quang là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để chẩn đoán sỏi bàng quang để lên kế hoạch điều trị. Phương pháp này có thể cho biết hình dáng kích thước của sỏi. Thêm vào đó có thể biết thêm thông tin về tiền liệt tuyến, niệu đạo, thành bàng quang, và miệng niệu quản, túithừa bàng quang và bướu bàng quang.[7]
Endoscopic view of spiculated "jack" stone with er
Hình ảnh sỏi Jack và niêm mạc viêm đỏ
Bladder stone accretion on matrix. Patient had his
Sỏi bám xung quanh một matrix

Các xét nghiệm khác

Chụp MRI là xét nghiệm mắc tiền, cho hình ảnh sỏi bàng quang kém. Không nên sử dụng cho chẩn đoán sỏi bàng quang.

Giải phẫu bệnh lý

Sỏi hiện diện trong bàng quang lâu ngày có thể gây kích thích niêm mạc bàng quang gây loạn sản niêm mạc bàng quang và ung thư. Thi thoảng thấy sỏi bám vào ung thư niệu mạc bàng quang. Nếu có tổn thương nào đó nghi ngờ ung thư bàng quang thì nên sinh thiết để loại trừ ung thư. 

Tiếp cận điều trị

Bởi vì sỏi bàng quang có thể là nguyên nhân của một bệnh gì đó có sẵn của cơ thể, lấy sỏi và điều trị luôn bệnh căn nguyên. Hầu hết các trường hợp sỏi bàng quang điều trị bằng nội soi. Tuy nhiên, nến bệnh nhân có sỏi quá lớn hay có niệu đạo nhỏ hay hẹp niệu đạo thì có thể chọn làm lấy sỏi qua da trên xương mu.

Làm tan bằng thuốc

Cách duy nhất là làm kiềm hóa nước tiểu, để hòa tan sỏi acid uríc. Sỏi sẽ tan nếu pH nước tiểu lớn hơn 6,5. Potassium citrate 60mEq/ngày là lựa chọn điều trị. Tuy nhiên, nếu kiềm hóa nước tiểu quá mức thì có thể làm cho calcium phosphate lắng đọng trên bề mặt của sỏi, làm cho hiệu quả điều trị càng khó.[7]
Những thuốc khác để hòa tan sỏi như là Suby G hoặc dung dịch M, hiếm khi sử dụng. Renacidin có thể sử dụng làm tan sỏi phosphate hoặc struvite, nhưng điều trị thường không có hiệu quả vì phái đặt thông tiểu lưu để rửa qua thông niệu đạo. Bệnh nhân cần phải theo dõi sát dấu hiệu của nhiễm trùng và tăng magné máu.

Súc rửa bàng quang hay bàng quang tân tạo vớ nước muối sinh lý để tống chất cặn để ngăn ngừa hình thành sỏi.[19]

Phẫu thuật

Hiện tại có 3 cách tiếp cận phẫu thuật
  • Bóp sỏi bàng quang qua niệu đạo
  • Tán sỏi bàng quang trên xương mu
  • Mở bàng quang lấy sỏi trên xương mu
Bóp sỏi bàng quang qua ngã niệu đạo, soi bàng quang để nhìn thấy sỏi. Nguồn năng lượng làm vỡ sỏi và những mảnh vụn của sỏi được lấy ra bên ngoài bằng máy soi bàng quang.

Không giống như sỏi thận và phần lớn sỏi niệu quản, sỏi bàng quang không thể tán sỏi ngoài cơ thể được[23] Tuy nhiên có vài nghiên cứu cho thấy sỏi bàng quang có thể tán qua tư thế bệnh nhân nằm được.[24] Hay sử dụng những nguồn năng lượng laser có thể tán vụn sỏi.[25]
Vì có những tiến bộ về dụng cụ nôi soi nên có thể tán trong trường hợp trẻ em được.[26]
Trong trường hợp lấy sỏi qua da trên xương mu có thể lấy bằng dụng cụ có khẩu kính lớn có thể lấynhững mảnh vụn sỏi lớn.[27]
Thông thường cũng có kết hợp lấy qua đường niệu đạo và đường qua da để súc rửa và cố định sỏi để tán dễ dàng hơn.[28]
Paez và cs, trong một nghiên cứu đánh giá kết quả lấy sỏi thận quả da trên xương mu dưới hướng dẫn của siêu âm để tìm đường vào bàng quang hay qua đường vào bàng quang như thông Mitrofanoff bằng thông 30Fr sử dụng trong một trường hợp. Kết luận là đường lấy sỏi trên xương mu là an toàn.[29 Kỹ thuật này an toàn có mô tả trong chuyển lưu nước tiểu có kiểm soát với niệu đạo đóng.[30]
Đầu tiên mô tả năm 1983 Barnes và cs báo cáo rất nhiều bài báo kỹ thuật tán sỏi qua ngã niệu đạo kết hợp với cắt tiền liệt tuyến qua nội soi (TURP) và xẻ tiền liệt tuyến qua niệu đạo (TUIP) có thể thực hiện dễ dàng và an toàn.[31, 32]
Trong một nghiên cứu của Tugcu và cs, 64 bệnh nhân TURP kèm phẫu thuật sỏi bàng quang[33] Những bệnh nhân tham gia được điều trị hoặc là (1) lấy sỏi qua da trên xương mu bằng đường hầm 30Fr (2) tán sỏi qua ngã niệu đạo bằng vỏ máy tán 23 Fr cho thấy thời gian làm rút ngắn hơn phân nữa so với làm lấy sỏi qua ngã niệu đạo. 
Ở bệnh nhân lấy sỏi qua mở bàng quang trên xương mu, sỏi không được làm bể mà lấy nguyên viên có thể áp dụng trong trường hợp sỏi quá lớn hay kèm phẫu thuật bóc bướu tiền liệt tuyến hay cắt túi thừa bàng quang. Mổ hơ bóc bướu tiền liệt tuyến khi kích thước lớn 80-100 gram. Có ưu điểm là nhanh, dễ lấy sỏi, làm một lần. Bất tiện của phương pháp này là đau hậu phẫu, thời gian nằm viện dài và cần thông tiểu kéo dài.    

Theo dõi lâu dài

Theo dõi kinh điển là chụp x-quang 3-4 tuần sau để theo dõi những mảnh vụn vỡ ra hết chưa. Sau đó, đáng giá về mặt chuyển hóa, và KUB lại sau 6-12 tháng. Chuyển hóa là phân tích cid uríc ở bệnh nhân sỏi urát, có sỏi đường tiết niệu trên kèm theo không? tiền sử gia đình có sỏi không? sỏi không có tắc nghẽn, sỏi tái phát. 

Lược dịch theo Emedicine Medscape Urology
---------------------------------------------------------------------------------------------------
  1. Douenias R, Rich M, Badlani G, Mazor D, Smith A. Predisposing factors in bladder calculi. Review of 100 cases. Urology. Mar 1991;37(3):240-3.
  2. Hammad FT, Kaya M, Kazim E. Bladder calculi: did the clinical picture change?. Urology. Jun 2006;67(6):1154-8.
  3. Kamoun A, Daudon M, Abdelmoula J, Hamzaoui M, Chaouachi B, Houissa T, et al. Urolithiasis in Tunisian children: a study of 120 cases based on stone composition. Pediatr Nephrol. Nov 1999;13(9):920-5; discussion 926. 
  4. Hodgkinson A. Composition of urinary tract calculi from some developing countries. Urol Int. 1979;34(1):26-35. 
  5. Van Reen R. Geographical and nutritional aspects of endemic stones. In: Urinary Calculus. Littleton, Mass: PSG Publishing Co; 1981.
  6. Bakane BC, Nagtilak SB, Patil B. Urolithiasis: a tribal scenario. Indian J Pediatr. Nov-Dec 1999;66(6):863-5.
  7. Ho K, Segura J. Lower Urinary Tract Calculi. In: Wein A, Kavoussi L, Novick A, Partin A, Peters C.Campbell-Walsh Urology. 3. 9th. Philadelphia, Pa: Saunders Elsevier; 2007:2663-73.
  8. Ng AC, Leung AK, Robson WL. Urinary bladder calculi in a sliding vesical-inguinal-scrotal hernia diagnosed preoperatively by plain abdominal radiography. Adv Ther. Sep-Oct 2007;24(5):1016-9.
  9. Mathoera RB, Kok DJ, Nijman RJ. Bladder calculi in augmentation cystoplasty in children. Urology. Sep 1 2000;56(3):482-7.
  10. Rub R, Madeb R, Morgenstern S, Ben-Chaim J, Avidor Y. Development of a large bladder calculus on sutures used for pubic bone closure following extrophy repair. World J Urol. Aug 2001;19(4):261-2.
  11. Godbole P, Mackinnon AE. Expanded PTFE bladder neck slings for incontinence in children: the long-term outcome. BJU Int. Jan 2004;93(1):139-41. 
  12. Eichel L, Allende R, Mevorach RA, Hulbert WC, Rabinowitz R. Bladder calculus formation and urinary retention secondary to perforation of a normal bladder by a ventriculoperitoneal shunt. Urology. Aug 2002;60(2):344. 
  13. Hick EJ, Hernández J, Yordán R, Morey AF, Avilés R, García CR. Bladder calculus resulting from the migration of an intrauterine contraceptive device. J Urol. Nov 2004;172(5 Pt 1):1903.
  14. Rafique M. Vesical calculus formation on permanent sutures. J Coll Physicians Surg Pak. Jun 2005;15(6):373-4.
  15. Arunkalaivanan AS, Smith AR. Bladder calculus after laparoscopic colposuspension. J Obstet Gynaecol. Jan 2002;22(1):101.
  16. Lau S, Zammit P, Bikhchandani J, Buchholz NP. The unbreakable bladder stone--Munchhausen's tale. Urol Int. 2006;77(3):284-5.
  17. Russinko PJ, Agarwal S, Choi MJ, Kelty PJ. Obstructive nephropathy secondary to sulfasalazine calculi.Urology. Oct 2003;62(4):748
  18. Mizuno K, Kamisawa H, Hamamoto S, Okamura T, Kohri K. Bilateral single-system ureteroceles with multiple calculi in an adult woman. Urology. Aug 2008;72(2):294-5.
  19. Huffman JL, Ginsberg DA. Calculi in the Bladder and Urinary Diversions. In: Coe FL, Favus MJ, Pak CY, Parks JH, Preminger GM, eds. Kidney Stones: Medical and Surgical Management. Philadelphia, Pa: Lippincott-Raven; 1996:1025-34.
  20. Su CM, Lin HY, Li CC, Chou YH, Huang CH. Bladder stone in a woman after cesarean section: a case report. Kaohsiung J Med Sci. Jan 2003;19(1):42-4.
  21. Huang WC, Yang JM. Sonographic appearance of a bladder calculus secondary to a suture from a bladder neck suspension. J Ultrasound Med. Nov 2002;21(11):1303-5. 
  22. Webb M, Fong W. A large bladder calculus and severe vesicoureteric reflux as seen on Tc-99m MAG3 renography. Clin Nucl Med. Nov 2002;27(11):803-4.
  23. Losty P, Surana R, O'Donnell B. Limitations of extracorporeal shock wave lithotripsy for urinary tract calculi in young children. J Pediatr Surg. Aug 1993;28(8):1037-9.
  24. Bhatia V, Biyani CS. Vesical lithiasis: open surgery versus cystolithotripsy versus extracorporeal shock wave therapy. J Urol. Mar 1994;151(3):660-2.
  25. Bapat SS. Endoscopic removal of bladder stones in adults. Br J Urol. Nov 1977;49(6):527-30.
  26. Shokeir AA. Transurethral cystolitholapaxy in children. J Endourol. Apr 1994;8(2):157-9; discussion 159-60.
  27. Ikari O, Netto NR Jr, D'Ancona CA, Palma PC. Percutaneous treatment of bladder stones. J Urol. Jun 1993;149(6):1499-500.
  28. Wollin TA, Singal RK, Whelan T, Dicecco R, Razvi HA, Denstedt JD. Percutaneous suprapubic cystolithotripsy for treatment of large bladder calculi. J Endourol. Dec 1999;13(10):739-44.
  29. Paez E, Reay E, Murthy LN, Pickard RS, Thomas DJ. Percutaneous treatment of calculi in reconstructed bladder. J Endourol. Mar 2007;21(3):334-6.
  30. Franzoni DF, Decter RM. Percutaneous vesicolithotomy: an alternative to open bladder surgery in patients with an impassable or surgically ablated urethra. J Urol. Sep 1999;162(3 Pt 1):777-8.
  31. BARNES RW, BERGMAN RT, WORTON E. Litholapaxy vs. cystolithotomy. J Urol. May 1963;89:680-1
  32. Nseyo UO, Rivard DJ, Garlick WB, Bennett AH. Management of bladder stones: should transurethral prostatic resection be performed in combination with cystolitholapaxy?. Urology. Mar 1987;29(3):265-7
  33. Tugcu V, Polat H, Ozbay B, Gurbuz N, Eren GA, Tasci AI. Percutaneous versus transurethral cystolithotripsy. J Endourol. Feb 2009;23(2):237-41. 

Không có nhận xét nào: