Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Viêm quy đầu xơ tắt ( Balanitis Xerotica Obliterans )

Balanitis xerotica obliterans (lichen sclerosus). Viêm quy đầu xơ tắt - Balanitis xerotica obliterans là bệnh da của cơ quan sinh dục nam. Được mô tả lần đầu tiên vào năm 1928 bởi Stuhmer, mặc dù cũng có báo cáo sớm hơn bệnh lý cũng tương tự.[1] BXO là bệnh vùng quy đầu và da quy đầu dương vật.[2] Những mảng xơ chai trắng ở vùng quy đầu,[3] và có vòng trắng phù nề cứng gần đỉnh quy đầu làm cho da không tuột xuống được.[2] 
Dịch tể học

Tần suất mắc bệnh của BXO còn bàn cãi. Có một nghiên cứu đánh giá tần suất 0,6% ở trẻ nam bị bệnh lúc sinh nhật lần thứ 15.[4] Báo cáo khác đánh giá là 0.07%.[5] Tuy nhiên, có tổng kết báo cáo thấy có tỷ lệ cao thay đổi mô học nghi ngờ, làm cho tỷ lệ gia tăng đáng kể so với tính toán ban đầu.[6]

Một báo cáo khác đề nghị là "sẽ có nhiều bệnh nhân có bệnh này hơn khi các bé (infancy) có qui đầu khô được khám một cách hệ thống."[7] Một báo cáo khác cho rằng "bệnh này có thể bị chẩn đoán lầm hay bị bỏ quên ở trẻ trai."[8] Vì vậy có người bình luận rằng "người ta không có hứng thú lắm về tần suất mắc bệnh thật sự vì thường có thể điều trị bằng cắt da quy đầu, và không mai mắn là phẫu thuật viên thường không gửi đến giải phẫu bệnh mảnh da vừa cắt ra."[9] Người khác cho rằng "mức độ của bệnh không triệu chứng trong nghiên cứu sẽ gợi ý tần suất thật sự của LS ở đàn ông có thể cao hơn những con số đã được báo cáo."[10]

Theo vài tác giả, bệnh thường ảnh hưởng đến đàn ông tuổi trung niên.[2] Tuy nhiên có nghiên cứu số lượng lớn hơn, thấy tần suất mắc bệnh từ 2-90 tuổi, đàn ông tuổi 20-30, có nguy cơ tăng gấp 2 lần.[5] Nghiên cứu tương tự thấy người da đen và người nói tiếng tây ban nha có nguy cơ cao gấp 2 lần người da trắng. Tác giả đề nghị nguyên nhân cho điều này có thể là do sự đi khám bệnh có khác nhau giữa các nhóm dân. Mallon và cs thấy rằng BXO có liên quan tới vấn đề cắt da quy đầu. Sau khi có điều chỉnh về tuổi nếu không cắt da quy đầu thường có liên quan, với tỷ số chênh 53,55. Có ý nghĩa thống kê.[11] Tuy nhiên, BXO cũng có thể thấy xuất hiện sau cắt da quy đầu muộn, đặc biệt khi phẫu thuật cắt da quy đầu.[1][11][5] 

Nguyên nhân

Nguyên nhân thật sự của viêm quy đầu xơ tắt vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên có vài khả năng xảy ra như sau. Vài nghiên cứu cho thấy đó là do nguyên nhân của rối loạn về miễn dịch[12][13][14] Tuy nhiên, điều này không được lập lại trong các nghiên cứu tiếp theo.[13]

Nhiễm trùng "human papilloma virus (serotype 16), spirochetes và vi trùng lao không điển hình "mycobacteria" cũng có thể là nguyên nhân.[5] Có những đề nghị khác như là "pemphigus vulgaris và viêm quy đầu không điển hình mãn tính".[15] 

Liên quan tới hẹp da quy đầu 

Viêm quy đầu xơ tắt là nguyên nhân thường gặp nhất của hẹp da quy đầu bệnh lý.[2][3]

Kiss và cs báo cáo 40% trẻ em nam có hẹp da quy đầu có BXO.[16] Shankar và Rickwood báo cáo BXO có tới 84% bệnh nhân hẹp da quy đầu.[4] Evans báo cáo BXO chiếm 0.5% bệnh nhân hẹp da quy đầu.[17] Clemmensen và cs báo cáo BXO có trong 14.2% bệnh nhân hẹp da quy đầu.[18] Bale báo cáo BXO được tìm thấy trong 19% các trường hợp cắt da quy đầu vì bệnh lý của quy đầu và da quy đầu.[19] Mattioli quan sát thấy BXO trong 60% bệnh nhân mắc bệnh hẹp da quy đầu mắc phải và 30% bệnh nhân có hẹp da quy đầu bẩm sinh.[20] Rickwood báo cáo BXO 20 bệnh nhân trong  21 bệnh nhân cắt da quy đầu bệnh lý.[21] 

Liên quan tới lichen xơ hoá (lichen sclerosus)

Nhiều nhà nghiên cứu xem BXO như là lichen xơ hoá và teo (lichen sclerosus et atrophicus - LSA) của dương vật, LSA cũng được biết dưới tên là lichen sclerosus (LS). Về sau này BXO được mã hoá như là bệnh LSA bởi công cụ tìm kiếm y khoa lớn Medline.[22][23][24] Tuy nhiên, Mallon và cs. khuyến cáo rằng BXO "có thể là bệnh da xơ hoá, như là lichen phẳng và pemphigoid sẹo."[11] Khi xảy ra ở cơ quan sinh dục nam, vì vậy từ ngữ BXO được sử dụng thường xuyên.[2] 

Phòng ngừa

Vẫn chưa có phương pháp phòng ngừa bệnh này. Tuy nhiên, có 1 nghiên cứu báo cáo "đề nghị cắt da quy đầu phòng ngừa hiệu quả bệnh da dương vật thường gặp."[11] 

Tiên lượng

BXO là bệnh mãn tính thường tiến triễn.[2] Vì vậy cần phải điều trị đúng cách. Triệu chứng thường gặp là đau, ngứa, rối loạn chức năng tình dục.[15] Trong trường hợp trễ hơn, thường có hẹp lỗ tiểu, gây bí tiểu.[1][2] Gây suy cơ bàng quang và suy thận.[2] Rãnh quy đầu và dây thắng thường không còn nữa.[2

Hẹp da quy đầu hay bán hẹp ( paraphimosis) thường hay xảy ra.[2] Một vài nghiên cứu cho thấy BXO có đóng vai trò như là một dạng tiền ung thư,[25][26][27][28][29] gây ung thư tế bào vảy ( squamous cell carcinoma ) của dương vật, một dạng ung thư dương vật. 

Chẩn đoán

Neuhaus và Skidmore báo cáo rằng "phết (smear) Tzanck và sinh thiết da, kèm test nhanh protein reagin, để có chẩn đoán xác định."[30]

Depasquale và cs. lưu ý rằng nhiều phẫu thuật viên không gửi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh của da quy đầu cắt ra. Họ cảnh báo vấn đề này có liên quan đến pháp lý, vì bệnh nhân có thể sau này nghĩ lỗi do thầy thuốc.[9] 

Điều trị

Điều trị phòng ngừa bệnh tiến triễn.[30]

Shelley báo cáo vài thành công khi sử dụng kháng sinh kéo dài. Tuy nhiên sẽ có tái phát khi ngưng điều trị.[31] Vài tác giả thành công với corticoid bôi tại chỗ,[32] khi sẹo còn nhỏ,[33] mặc dù có nững tác giả khác thấy không có tác dụng.[34] Điều trị trung dung là sử dụng etretinate.[35]  Cũng có tác giả thành công khi sử dụng laser carbon dioxide.[36][37][38] Hoặc cũng có tác giả sử dụng cắt da quy đầu là phương pháp duy nhất,[9][2][39] có cải biên về kỹ thuật nếu cần thiết.[40]Tuy nhiên, Pasieczny đề nghị sử dụng testosterone bôi tại chỗ.[41]

Cắt quy đầu đôi khi cũng là phương pháp điều trị.[9]

Bệnh nhân có thể làm giảm triệu chứng bằng cách rửa quy đầu trong dung dịch hydrogen peroxide 3%.

Dịch theo wikipedia
  1. Freeman C, Laymon CW (1941). "Balanitis xerotica obliterans" (Reprint:The CIRP Circumcision Reference Library). Arch Dermat Syph 44 (4): 547–59. Archived from the original on 25 September 2006. Retrieved 2006-10-01.
  2. Keogh GC.. "Balanitis xerotica obliterans". eMedicine.com. Archived from the original on 2 August 2005. Retrieved 2005-08-15.
  3. Buechner S (September 2002). "Common skin disorders of the penis". BJU Int 90 (5): 498–506.
  4. Shankar K, Rickwood A (July 1999). "The incidence of phimosis in boys". BJU Int 84 (1): 101–2. 
  5. Kizer W, Prarie T, Morey A (January 2003). "Balanitis xerotica obliterans: epidemiologic distribution in an equal access health care system". South Med J 96 (1): 9–11.
  6. Das S, Tunuguntla H (December 2000). "Balanitis xerotica obliterans--a review". World J Urol 18 (6): 382–7. 
  7. Garat J, Chéchile G, Algaba F, Santaularia J (August 1986). "Balanitis xerotica obliterans in children". J Urol 136 (2): 436–7. 
  8. McKay D, Fuqua F, Weinberg A (November 1975). "Balanitis xerotica obliterans in children". J Urol 114 (5): 773–5. 
  9. Depasquale I, Park AJ, Bracka A. (2000). xerotica obliterans/depasquale1/ "The treatment of balanitis xerotica obliterans" (Reprint:The CIRP Circumcision Reference Library). BJU Int 86 (4): 459–65. 
  10. Riddell I, Edwards A, Sherrard J. (August 2000). "Clinical features of lichen sclerosus in men attending a department of genitourinary medicine". Sex Trans Infect 76 (4): 311–3.
  11. Mallon E, Hawkins D, Dinneen M, Francics N, Fearfield L, Newson R, Bunker C (March 2000). "Circumcision and genital dermatoses". Arch Dermatol 136 (3): 350–4. 
  12. Azurdia R, Luzzi G, Byren I, Welsh K, Wojnarowska F, Marren P, Edwards A (January 1999). "Lichen sclerosus in adult men: a study of HLA associations and susceptibility to autoimmune disease". British Journal of Dermatology 140 (1): 79–83. 
  13. Meyrick Thomas R, Ridley C, Black M (December 1983). "The association of lichen sclerosus et atrophicus and autoimmune-related disease in males". Br J Dermatol 109 (6): 661–4. 
  14. Harrington C, Dunsmore I (May 1981). "An investigation into the incidence of auto-immune disorders in patients with lichen sclerosus and atrophicus". Br J Dermatol 104 (5): 563–6. 
  15. Edwards S. (1996). "Balanitis and balanoposthitis: a review" (Reprint:The CIRP Circumcision Reference Library). Genitourin Med 72 (3): 155–9. 
  16. Kiss A, Király L, Kutasy B, Merksz M (Jul-Aug 2005). "High incidence of balanitis xerotica obliterans in boys with phimosis: prospective 10-year study". Pediatr Dermatol 22 (4): 305–8.  
  17. Evans D (2000). "Retrospective study of male lichen sclerosus and outcome in Leicester: 1995-9 inclusive: experience of a genitourinary medicine clinic". Sex Transm Infect 76 (6): 495. 
  18. Clemmensen O, Krogh J, Petri M (April 1988). "The histologic spectrum of prepuces from patients with phimosis". Am J Dermatopathol 10 (2): 104–8.  
  19. Bale P, Lochhead A, Martin H, Gollow I (1987). "Balanitis xerotica obliterans in children". Pediatr Pathol 7 (5-6): 617–27. 
  20. Mattioli G, Repetto P, Carlini C, Granata C, Gambini C, Jasonni V (May 2002). "Lichen sclerosus et atrophicus in children with phimosis and hypospadias". Pediatr Surg Int 18 (4): 273–5.
  21. Rickwood AMK, Hemalatha V, Batcup G, Spitz L. (1980). "Phimosis in boys" (Reprint:The CIRP Circumcision Reference Library). Brit J Urol 52 (2): 147–50.  
  22. Finkbeiner A (January 2003). "Balanitis xerotica obliterans: a form of lichen sclerosus". South Med J 96 (1): 7–8.  
  23. Laymon CW, Freeman C. (1944). xerotica obliterans/laymon1/ "Relationship of balanitis xerotica obliterans to lichen sclerosus et atrophicus" (Reprint:The CIRP Circumcision Reference Library). Arch Dermat Syph 49: 57–9.
  24. Neill S, Tatnall F, Cox N (October 2002). "Guidelines for the management of lichen sclerosus". Br J Dermatol 147 (4): 640–9.
  25. Velazquez E, Cubilla A (November 2003). "Lichen sclerosus in 68 patients with squamous cell carcinoma of the penis: frequent atypias and correlation with special carcinoma variants suggests a precancerous role". Am J Surg Pathol 27 (11): 1448–53. 
  26. Cubilla A, Velazquez E, Young R (July 2004). "Pseudohyperplastic squamous cell carcinoma of the penis associated with lichen sclerosus. An extremely well-differentiated, nonverruciform neoplasm that preferentially affects the foreskin and is frequently misdiagnosed: a report of 10 cases of a distinctive clinicopathologic entity". Am J Surg Pathol 28 (7): 895–900. 
  27. Perceau G, Derancourt C, Clavel C, Durlach A, Pluot M, Lardennois B, Bernard P (May 2003). "Lichen sclerosus is frequently present in penile squamous cell carcinomas but is not always associated with oncogenic human papillomavirus". Br J Dermatol 148 (5): 934–8.  
  28. Powell J, Robson A, Cranston D, Wojnarowska F, Turner R (July 2001). "High incidence of lichen sclerosus in patients with squamous cell carcinoma of the penis". Br J Dermatol 145 (1): 85–9. 
  29. Micali G, Nasca M, Innocenzi D (June 2001). "Lichen sclerosus of the glans is significantly associated with penile carcinoma". Sex Transm Infect 77 (3): 226.  
  30. Neuhaus I, Skidmore R (Nov-Dec 1999). "Balanitis xerotica obliterans and its differential diagnosis". J Am Board Fam Pract 12 (6): 473–6. 
  31. Shelley W, Shelley E, Grunenwald M, Anders T, Ramnath A (January 1999). "Long-term antibiotic therapy for balanitis xerotica obliterans". J Am Acad Dermatol 40 (1): 69–72. 
  32. Kiss A, Csontai A, Pirót L, Nyirády P, Merksz M, Király L (January 2001). "The response of balanitis xerotica obliterans to local steroid application compared with placebo in children". J Urol 165 (1): 219–20.
  33. Vincent M, Mackinnon E (April 2005). "The response of clinical balanitis xerotica obliterans to the application of topical steroid-based creams". J Pediatr Surg 40 (4): 709–12. 
  34. Wright J (May 1994). "The treatment of childhood phimosis with topical steroid". Aust N Z J Surg 64 (5): 327–8. 
  35. ^ Neuhofer J, Fritsch P (1984). "Treatment of localized scleroderma and lichen sclerosus with etretinate". Acta Derm Venereol 64 (2): 171–4. 
  36. Kartamaa M, Reitamo S (March 1997). "Treatment of lichen sclerosus with carbon dioxide laser vaporization". Br J Dermatol 136 (3): 356–9.
  37. Peterson C, Lane J, Ratz J (August 2004). "Successful carbon dioxide laser therapy for refractory anogenital lichen sclerosus". Dermatol Surg 30 (8): 1148–51.  
  38. Windahl T, Hellsten S (September 1993). "Carbon dioxide laser treatment of lichen sclerosus et atrophicus.". J Urol 50 (3): 868–70.
  39. Meuli M, Briner J, Hanimann B, Sacher P (September 1994). "Lichen sclerosus et atrophicus causing phimosis in boys: a prospective study with 5-year followup after complete circumcision". J Urol 152 (3): 987–9. 
  40. Campus G, Ena P, Scuderi N (April 1984). "Surgical treatment of balanitis xerotica obliterans". Plast Reconstr Surg 73 (4): 652–7. 
  41. Pasieczny TAH. (1977). "The treatment of balanitis xerotica obliterans with testosterone propionate ointment" (Reprint:The CIRP Circumcision Reference Library). Acta Derm Venerol 57 (3): 275–7. 

Không có nhận xét nào: