Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

NGUYÊN NHÂN CỦA ĐAU HÔNG LƯNG

Đau vùng hông lưng có rấ nhiều nguyên nhân, có thể những nguyên nhân bệnh lý của hệ thống tiết niệu hoặc rất nhiều bệnh khác. Bệnh nhân thường nghĩ đến bênh thận khi bị đau hông lưng vì vậy đây là một phàn nàn thường gặp của bệnh nhân khi đến khám chuyên khoa tiết niệu. 

Sỏi niệu

Đau lưng là triệu chứng cổ điển của sỏi niệu, là nguyên nhân thường gặp nhất của đau lưng không có sốt. Từ đau quặn thận bị đặt nhầm tên vì thường là đau liên tục. Đau lưng thường lan xuống vùng háng, tiểu máu vi thể hay đại thể, kèm buồn nôn hay nôn ói. Đây là triệu chứng liên quan sỏi niệu do bể thận niệu quản bị nghẹt cấp tính.

Đau quặn thận thường hiếm khi xảy ra mà không có sốt. Đau thường khởi đầu vùng hông lưng, lan ra trước bụng, háng, tinh hoàn ở nam hay môi lớn ở nữ. Nếu sỏi kẹt ở vị trí khúc nối bàng quang niệu quản, bệnh nhân có thể có triệu chứng tiểu kích thích, tiểu thường xuyên và tiểu gắt. buồn nôn và nôn ói xảy ra ít nhất trong 50% các trường hợp. 

Phình động mạch chủ bụng

Bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng (PĐMCB) thường có triệu chứng của đau lưng giống như cơn đau quặn thận. Điều này thường gặp trong 10% bệnh nhân có phình động mạch chủ bụng ban đầu nghĩ là cơn đau quặn thận.

Phình động mạch chủ bụng thường gây căng dãn thần kinh của đám rối dương hoặc những nhánh của động mạch khác cung cấp máu cho thần kinh của thận.  PĐMCB, vì lý do tiếp cận với niệu quản nên cũng tiểu máu hay kích thích niệu quản hay chấn thương niệu quản, thường gặp bên trái. 

PĐMCB có thể chẩn đoán bằng CT scan. Đây là một trong những nguên nhân cần chụp CT ở bệnh nhân nghi ngờ đau quặn thận ở bệnh nhân trên 50 tuổi, tuổi có nguy cơ cao PĐMCB.

Viêm đài bể thận cấp

Viêm đài bể thận cấp là nguyên nhân thường gặp, nhưng khó chịu liên quan đến viêm đài bể thận thường là cảm giác đau đầy, hơn là đau quặn thận. Sốt, lạnh run, buồn nôn, và nôn ói là những triệu chứng kết hợp thường gặp kèm với triệu cúứng nhức đầu và cứng cổ. Đề kháng vùng hông hay góc sườn lưng là những dấu hiệu nặng của đau quặn thận.

Bệnh nhân có viêm đài bể thận cấp thường nằm im so với bệnh nhân đau quặn thận thông thường, người thường luôn luôn tìm một tư thế nào đó giảm đau. Đau trên xương mu kèm với tiểu gắt tiểu thường xuyên, và tiểu gấp thường kèm với đau lưng. Sốt bạch cầu cao, tiểu ra mủ là những triệu chứng điển hình của viêm đài bể thận cấp.  Trong vài trường hợp siêu âm có thể giúp thấy được thận ứ nước, vì viêm đài bể thận cấp thường không có dãn bể thận và niệu quản. Dãn đài bể thận có thể gợi ý thận ứ mủ. Hãy làm các phương pháp chẩn đoán kịp thời và dẫn lưu nhanh chóng, viêm đài bể thận mà không ứ nước có thể điều trị duy nhất bằng kháng sinh 

Áp-xe thận

Áp-xe thận thường có khuynh hướng gây đau nhiều hơn viêm đài bể thận, vì gia tăng phù và viêm làm gia tăng căng dãn bao thận. Thi thoảng khối vùng hông lưng có thể sờ được. Tổng phân tích nước tiểu có thể thấy dấu hiệu của nhiễm trùng, trong vài trường hợp có thể nước tiểu bình thường. Sốt và lạnh run thường gặp. Có thể có dấu hiệu kích thích cơ hoành làm xuất hiện rale ở phổi, âm phế bào bên phổi tiếp xúc với thận giảm vì giảm hô hấp. Bệnh nhân tiểu đường gia tăng nguy cơ bị bệnh. Phải xem xét có áp-xe ở những bệnh nhân viêm đài bể thận cấp không đáp ứng với kháng sinh. Siêu âm và CT scan là 2 phương tiện chẩn đoán đánh tin cậy. Áp-xe thận chia làm 2 týp. Áp-xe vùng tủy thận thường do nhiễm trùng ngược dòng trong những bệnh như là trào ngược bàng quang niệu quản hay tắc nghẽn. Escherichia coli là vi trùng gây bệnh thường gặp nhất, chiếm 75% vi trùng gây bệnh. Áp -xe vùng vỏ thận thường do vi trùng gây bệnh qua đường máu, vi trùng thường là Staphylococcus aureus từ một nơi nào đó trong cơ thể. Dẫn lưu áp-xe hoặc qua mổ hở hay qua da song song với việc sử dụng kháng sinh thích hợp theo kháng sinh đồ là điều trị thích hợp.

Máu cục

Máu cục đội khi cũng gây đau quặn thận khi bất thình lình gây tắt nghẽn niệu quản. Những cục máu đông này có thể do nguyên nhân từ thầy thuốc, như sinh thiết thận qua da, hoặc do những nguyên nhân khác, bướu niệu mạc bể thận niệu quản, bướu mỡ cơ của thận, hemophylia, hồng cầu hình liềm, viêm cầu thận cấp. Điều trị đặt thông niệu quản hay mở thận ra da cấp cứu có thể giải quyết ngay cơn đau cấp, hay bơm trực tiếp vào bể thận những chất làm tan cục máu như streptokinase có thể giúp ích trong vài bệnh nhân.

Herpes zoster

Herpes zoster gây đau nóng rát, thường có một dãi dọc theo xương sườn tương ứng với những mụn nước. Đau thường có trước khi có những dấu hiệu về da xuất hiện. Cuối cùng những bóng nước xuất hiện thì chẩn đoán dễ dàng.

Mặc dù đau có thể giốgn với đau quặn thận nhưng vị trí đau có thể giúp chẩn đáon phân biệt . Nghi ngờ khi đau có tính chất như là bỏng thường xuyên. Điều trị thường là triệu chứng, với giảm đau và kháng virus

Đau cơ 

Đau do căng cơ hoặc do chấn thương vùng lưng hoặc vùng sườn có thể gây đau đầy trong vùng ngực lưng. Thường đau cơ thắt lưng. Sự khó chịu có thể gia tăng khi bệnh nhân nâng vật nặng hay cong lưng khi làm việc. Vùng ảnh hưởng có thể đau khi sờ vào. Tiêm vào vùng đau thuốc tác dụng gây tê có thể làm giảm triệu chứng. Điều trị với thuốc giảm đau, thuốc giảm đau non steroid, hay thuốc bôi.

Hoại tử nhú thận

Hoại tử nhú thận có thể gây tắt nghẽn niệu quản do những nhú thận rớt ra. Nguyên nhân bao gồm lạm dụng thuốc giảm đau, xơ gan, và tiểu đường. Dấu hiệu chiếc nhẫn trên UIV trong đài thận là đặc trưng cho bệnh này. Do thiếu máu làm hoại tử nhú thận của phần tủy tháp thận. Phụ nữ bị nhiều hơn nam giới. Điều trị bệnh nền bệnh nhân có sẵn như các bệnh kễ trên. Và có thể dẫn lưu ngoài cũng như trong.

Viêm phổi và màng phổi

Viêm màng phổi là đau như dau đâm vào vùng nực lưng, trong vài trường hợp có thể rất gióng đau quặn thận. Nguyên nhân viêm màng phổi có thể do nhiễm trùng (chẳn hạn,,lao, viêm phổi ) hoặc nguyên nhân không nhiễm trùng (lupus và thuyên tắc phổi). Khi có triệu chứng của đưuòng hô hấp, có triệu chứng đau không điển hình vùng ngực lưng gợi ý cho chẩn đoán phân biệt, cần thiết chụp x-quang phổi thẳng điều trị dựa vào nguyên nhân. 

Viêm rễ thần kinh (Radiculitis)

Viêm rễ thần kinh khi thần kinh ngực dưới bị tổn thương. Tổn thương vùng nối giữa xương sườn và cột sống cũng có thể có cơn đau tương tự. Khi cơn đau liên qua tới sườn 10, 11, 12 thì cảm giác đau này giống với đau quặn thận, thường được mô tả như là đau như dao đâm. Đau thường rất cấp tính lan ra vùng trước và dưới, giống như đau quặn thận. Khi cử động làm đau tăng lên. Gãy mỏm ngang của đốt sống vùng thắt lưng hay vùng ngực cũng có thể gây ra cơn đau tương tự. Hầu hết bệnh nhân là nữ. Những yếu tố thuận lợi là có tiền căng gãy xương sườn, viêm khớp hay có tiền căn mổ hở thận. Đau do sẹo vùng thần kinh liên sườn. Viêm thần kinh liên sườn có thể lầm với đau quặn thận khi làm tổng phân tích nước tiểu bình thường, và các xét nhgiệm chẩn đoán hình ảnh bình thường hệ thống tiết niệu.

Đau xương sườn

Đau xương sườn do gãy sườn 11, 12 có thể gây đau lưng có thể lan ra trước và xuống dưới giống như đau quặn thận. Trong khi điều này có thể do chấn thương, thường do ho kéo dài có thể gây tổn thương. Xương sườn có thể gây đau rất dữ dội khi sờ trực tiếp. Hít thở sâu cũng có thể gây đau nhiều. Chấn thương thận do gãy xương cũng có thể nhưng hiếm.  

Dấu hiệu x-quang  giúp chẩn đoán. Viêm sụn sườn hoặc viêm xương sườn không có gãy cũng làm đau tăng lên giống như đau quặn thận, nhưng chụp x-quang bình thường. Chẩn đoán thường được ngay sau khi loại trừ những nguyên nhân khác. 

Đa do bào tử nấm

Bào tử nấm thường của Candida hoặc Aspergillus thường gặp bệnh nhân suy giảm miễn dịch, như người vừa được ghép thận hay trẻ sơ sinh. Yếu tố thúc đẩy là ghép thận, ung thư, sử dụng kháng sinh kéo dài, và tiểu đường. Bên cạnh những dẫn lưu thông thường như những phẫu thuật bắt cầu (bypass), kiềm hoá nước tiểu, thuốc kháng nấm.

Ung thư thận

Ung thư thận có thể gây đau lưng trực tiếp do căng dãn bao thận, hoặc gián tiếp. Mô bướu hoại tử có thể rơi rớt xuống niệu quản gây đau quặn thận. Hoặc bướu di căn xâm lấn cũng có thể gây tắt nghẽn, mặc dù đây là tiến trình chậm và âm thầm vì vậy bệnh nhân thường không có triệu chứng.

Bướu thận như ung thư tế bào thận, oncocytoma, angiomyolipoma cũng có thể gây căng dãn bao thận và gây tiểu máu, tắt niệu quản do máu cục. Angiomyolipoma có thể dễ dàng gây chảy máu hay máu cục trong niệu quản. 

Tắt nghẽn khúc nối niệu quản-bể thận

Tắt nghẽn khúc nối niệu quản bể thận  là một trong những nguyên nhân thường gặp của đau quặn thận. Hoặc bệnh lý này cũng có thể phát hiện tình cờ. Cơn đau này cũng có thể giống như đau dotắt nghẽn niệu quản cấp tính do uống rất nhiều nước, gây tăng bài niệu, dãn bể thận cấp tính và đau quặn.

Chẩn đoán bằng xạ hình thận có chất lợi tiểu, mặc dù xét nghiệm UIV có sử dụng lợi tiểu furosemide (thường liều 20mg) thường cũng cho ta thấy vị trí tắt nghẽn bể thận.

Xơ hóa sau phúc mạc

Xơ hóa sau phúc mạc là bệnh vô căn, mô xơ phát triễn quá mức cơ quan sau phúc mạc, bắt đầu từ đường giữa. Khi quá trình này ảnh hưởng tới niệu quản thì làm cho niệu quản bị đẩy vào giữa, thận ứ nước, và suy  thận. Xơ hoá sau phúc mạc cũng có thể gây ra do thuốc methysergide ( thường do sử dụng trong nhức đầu migrain) và vài loịa ung thư, nhưng phần lớn các trường hợp là không phát hiện được nguyên nhân. Nam thường gặp hơn nữ, và bệnh nhân thường có tuổi từ 40-60 tuổi. Đau thường bắt đầu vùng hông lưng thất trước, sau đó đau lan tinh hoàn và vùng quanh rốn. Đau thường là đầy (dull) khởi phát âm thầm và tiến triễn dần dần nặng lên. 

Giải phóng niệu quản (ureterolysis), là phẫu thuật cắt những mô xơ xung quanh niệu quản, có thể làm giảm đau. Đau có thể do thần kinh xung quanh niệu quản, hay từ trung tâm thần kinh thành ngoài của niệu quản hơn là đầu tận thần kinh trong lớp niêm mạc, thường gây đau quặn.

Hẹp niệu quản

Hẹp niệu quản có thể do chấn thương, do phẫu thuật, xạ trị, sỏi di chuyển, nhiễm trùng hay do những chấn thương khác của niệu quản. Hầu hết thấy nghẹt tại vị trí khúc nối niệu quản bể thận, khúc nối niệu quản bàng quang, và vị trí ngã ba động mạch chậu niệu quản. Điều trị là phẫu thuật.

Nhồi máu thận

Mặc dù là bệnh hiếm, sự thật là luôn luôn chẩn đoán lầm lúc ban đầu làm cho dự đoán chính xác nó rất khó. Thường chẩn đoán sai lầm lúc ban đầu là đau quặn thận, viêm đài bể thận, đau bụng cấp. 

Nhồi máu thận ảnh hưởng cả hai thận cả hai giới là như nhau. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 65 tuổi. Nguy cơ tăng dần lên khi bệnh nhân được 50 tuổi và có nguy cơ cao về những bệnh có tắt nghẽn do máu đông, rung nhĩ mãn tính và điều trị kháng đông không đầy đủ.

Triệu chứng thông thường là đau lưng một bên và có tiểu máu, có thể có ở mỗi bệnh nhân có rối loạn này. Những triệu chứng khác bao gồm sốt, nôn ói, buồn nôn. Bạch cầu máu tăng, LDH tăng. Chẩn đoán cuối cùng là thường phải dựa vào CT scan. Điều trị bằng héparin, bơm tống máu đông trong lòng mạch, hoặc cả hai.

Những nguyên nhân khác

Những nguyên nhân khác:
  • Niệu quản sau tĩnh mạch chủ
  • Bệnh Crohn 
  • Viêm túi thừa 
  • Viêm ruột thừa
  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Tắt nghẽn niệu quản do mảnh đạn
  • Những nguyên nhấn rối loạn vùng sau phúc mạc khác
  • Tắt mạch thận
  • "Hội chứng Nutcracker" ( tĩnh mạch thận trái bị ép giữa động mạch treo tràng trên và động mạch chủ bụng)
  • Dò tĩnh mạch thận - động mạch chủ, hội chứng đau vùng háng do sử dụng thuốc ngừa thai
  • Viêm cầu thận cấp.
  • Bệnh Berger
  • Viêm thận cấp.
  • Bệnh thận đa nang
  • Túi thừa đài bể thận
  • Viêm tủy xương chậu
  • Bệnh loét 
  • Viêm túi mật
  • Bướu thuyến thượng thận và xuất huyết
  • Ung thư đại tràng
  • Nhồi máu lách
Bệnh nhân thường nghĩ đua lưng là đau thận, thận tế các các sĩ cũng chưa phân biệt được nhiều loại nguyên nhân khác nhau của đau lưng. 

Không có nhận xét nào: