Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là bệnh về chức năng chứa đựng của bàng quang, làm cho bệnh nhân mắc tiểu rất cấp bách, rất khó khăn kiềm giữ nước tiểu được, và có thể làm cho són tiểu (tiểu không kiểm soát). Nếu bạn có bàng quang tăng hoạt, bạn có thể rất bối rối, tự cô lập mình, tự giới hạn trong công việc hay đời sống xã hội.

Dấu hiệu và triệu chứng

Cảm thấy nhu cầu đi tiểu mạnh mẽ và bất thình lình
  • Có bị tiểu không kiểm soát, hay són tiểu không theo ý muốn theo sau cái cảm giác mắc tiểu đó
  • Đi tiểu thường xuyên, thông thường hơn 8 lần trong 24 giờ
  • Thường đi tiểu đêm 

Khi nào khám bác sĩ

Khi nào thấy có bất thường như trên ảnh hưởng tới công việc, đời sống xã hội hay sinh hoạt hàng ngày. Đôi khi người ta cho rằng tiểu không kiểm soát là một phần của tuổi già, giải quyết bằng cách mang tả thôi cũng đủ. Điều đó không đúng, hơn nữa triệu chứng bàng quang tăng hoạt và tiểu không kiểm soát đôi khi là triệu chứng của bệnh lý mạn tính nào đó, hay có thể là ung thư.  

Các xét nghiệm chẩn đoán

Bao gồm
  • Hỏi bệnh sử
  • Khám bệnh lâm sàng đặc biệt lưu ý tới vùng bụng dưới và cơ quan sinh dục
  • Thử nước tiể để tìm xem có nhiễm trùng không
  • Khám thần kinh xem có rối loạn thần kinh cảm giác và bất thường về phản xạ
Những xét nghiệm đặc biệt

Bác sĩ sẽ làm những thử nghiệm đặc biệt để đánh giá chức năng chứa đựng của bàng quang.
  • Đo nước tiểu tồn lưu trong bàng quang. Bình thường thì sau mỗi lần đi tiểu phải hết nước tiểu trong bàng quang còn trong bệnh này có thể còn sót lại. Bác sĩ dùng 1 ống nhỏ thông vào niệu đạo để đo lượng nước tiểu còn sót lại sau khi tiểu
  • Đo tốc độ dòng tiểu
  • Đo áp lực trong bàng quang
  • Đo xung động thần kinh của bàng quang.
  • Tạo hình ảnh cúức năng của bàng quang
  • Soi vào bàng quang 

Điều trị

Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn chiến lược điều trị kết hợp với nhiều phương pháp.

Thay đổi thói quen

Là bước đầu tiên trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Phương pháp này không làm hết hẵn các triệu chứng của tiểu không kiểm soát nhưng nó cũng làm cho bạn bớt đi số lần tiểu không kiểm soát đi. Bao gồm
  • Hạn chế uống nước
  • Tập luyện bàng quang, cố nhịn đi tiểu một chứt khoảng chừng 10 phút sau khi có cảm giác quá mắc tiểu
  • Đi tiểu 2 lần: sau khi đi tiểu xong, đợi vài phút bạn hãy vào đi tiểu 1 lần nữa để làm trống bàng quang.
  • Lập thời khóa biểu đi tiểu, cố gắng tiểu cùng một thời gian trong ngày
  • Tập các cơ vùng chậu, gọi là tập luyện Kegel làm chắc các cơ vùng chậu, nhưng cơ này có tác dụng giữ nước tiểu, tránh cho bàng quang có những cơn co không theo ý muốn. 
  • Đặt thông tiểu ngắt quản.
  • Mang tả
Thuốc

Thuốc mà giãn cơ bàng quang có thể có hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng và giảm những cơn tiểu không kiểm soát cấp kỳ. Những loại thuốc này bao gồm tolterodine (Detrol), oxybutynin (Ditropan), miếng dán da oxybutynin (Oxytrol), trospium (Sanctura), solifenacin (Vesicare) và darifenacin (Enablex). Các loại thuốc này thường được sử dụng kết hợp với các biện pháp can thiệp hành vi.

Các tác dụng phụ thường gặp của các loại thuốc này bao gồm khô mắt và khô miệng, nhưng uống nước để làm dịu cơn khát có thể làm nặng thêm các triệu chứng. Cũng là loại thuốc này nhưng hình thức miếng dán da, có thể ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Có giảm khô miệng bằng cách nhai kẹo không đường, và sử dụng thuốc nhỏ mắt để giữ cho mắt của bạn ẩm. Những thuốc không cần toa, chẳng hạn như Biotene, có thể là hữu ích cho miệng khô kinh niên.

Onabotulinumtoxin A

Thuốc này là một loại protein từ các vi khuẩn gây bệnh ngộ độc. Tuy nhiên, ở liều nhỏ tiêm trực tiếp vào các mô, protein này làm tê liệt các cơ, và nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó có thể hữu ích cho tiểu không kiểm soát cấp kỳ. Tuy nhiên, nó không được chấp thuận bởi FDA cho mục đích này, và những tác động tạm thời, chỉ kéo dài khoảng sáu tháng. Ngoài ra, onabotulinumtoxinA có nguy cơ ngày làm nặng thêm triệu chứng liên quan chức năng chứa đựng của bàng quang ở người lớn tuổi và những người đã bị suy yếu do vấn đề sức khỏe khác.

Kích thích dây thần kinh cùng

Các dây thần kinh xương cùng mang tín hiệu giữa tủy sống và các dây thần kinh trong các mô của bàng quang. Điều chế các xung động thần kinh có thể cải thiện triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức. Phương pháp này, một dây mỏng được đặt gần các dây thần kinh xương cùng, gần xương cụt. Bác sĩ sau đó sử dụng một thiết bị kết nối vào dây để cung cấp xung điện vào bàng quang của bạn, tương tự như máy tạo nhịp tim cho tim. Nếu thành công trong việc giảm các triệu chứng của bạn, dây này cuối cùng được kết nối với một cục pin nhỏ được đặt dưới da của bạn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị chỉ áp dụng riêng cho những người có các triệu chứng nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục đích là để cải thiện khả năng chứa đụng của bàng quang và làm giảm áp lực trong bàng quang. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không giúp làm giảm bất kỳ cơn đau bàng quang, bạn có thể gặp. Can thiệp bao gồm:
  • Phẫu thuật tăng khả năng chứa đựng bàng quang. dử dụng ruột của bạn để thay thế một phần của bàng. Sau đó, bạn có thể cần phải sử dụng một ống thông để đặt thông tiểu ngắt quản.
  • Cắt bỏ bàng quang
BS. Phan Văn Hoàng lược dịch và sưu tầm

Không có nhận xét nào: