Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Giúp trí nhớ quyết định lâm sàng trong niệu


  • Điểm IPSS : 0-7 nhẹ, 8-19 trung bình, 20-35 là triệu chứng nặng

  • Đau do thận thường xuất phát từ sau lưng, lan ra trước bụng, xuống vùng hố chậu và có thể lan tinh hoàn, môi lớn ở nữ, mặt trong đùi. Tính chất là đau quặn



  • Bệnh nhân có tắc nghẽn bàng quang từ từ và kéo dài có thể không có cảm giác gì, mặc dù nước tiểu tồn lưu trong bàng quang tới cả lít

  • Đau có nguyên nhân từ tiền liệt tuyến thường không có vị trí rõ ràng

  • Đau tại bìu thì có nguyên nhận là từ bìu hoặc do từ nơi khác lan tới. Đau lan xuống bìu thường có nguyên nhân từ vùng sau phúc mạc, niệu quản hay thận

  • Tiểu máu ở người lớn phải được xem là có nguyên nhân ác tính, ung thư cho tới khi nào mình tìm được nguyên nhân rõ ràng là không phải vậy  

  • Một người lớn bình thường có thể thức tối đa 2 lần trong đêm để đi tiểu cũng được xem là bình thường

  • Nhỏ giọt nước tiểu sau khi tiểu (postvoid dribbling ) do những giọt nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo, sẽ giảm đi nếu xoa hay mát xa vùng tầng sinh môn.

  • Những bệnh nhân nào có triệu chứng tiểu máu kèm tiểu kích thích phải tìm xem có ung thư bàng quang insitu hay không.

  • Tiểu không kiểm soát liên tục (continuous incontinence, lúc nào nước tiểu cũng són ra quần) thường do nguyên nhân là niệu quản lạc chỗ, bệnh lý dò niệu quản hay bàng quang âm đạo hay do suy cơ thắt niệu đạo.

  • Xuất tinh ra máu thường hết tự nhiên mà không tìm ra được nguyên nhân gì 

  • Khi nhiễm trùng tiểu mà kèm theo sốt hay lạnh run được xem là một cấp cứu niệu khoa

  • Trước khi mỗ phải hỏi cho được tiền căn phẫu thuật trước đó

  • Ở bệnh nhân chưa cắt da qui đầu, phải tuột da qui đầu lên xem qui đầu có bình thường không là bắt buộc

  • Tinh hoàn bình thường dài 6cm ngang 4cm

  • Một bác sĩ niệu là nam khám vùng chậu cho bệnh nhân nữ phải luôn luôn có người thứ ba đứng đó xem là y tá nữ

  • Phản xạ hành hang là để đánh giá sự toàn vẹn của tủy sống cùng đoạn S2-S4

  • Tiểu máu trong bệnh thận nội khoa thường kèm đạm niệu 

  • Điều trị kháng đông liều thông thường không làm tiểu máu

  • Chẩn đoán chính xác nhất nhiễm trùng niệu là phải tìm thấy vi trung và tế bào mủ (bạch cầu ) trong nước tiểu. Xác định bằng cấy nước tiểu

Không có nhận xét nào: