Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

NGÀY TẾT – PHONG TỤC

Ngày Tết là dịp người ta nghĩ về những phong tục, nguồn cội của dân tộc cũng như của chính bản thân mình gia đình mình. Dân tộc ta thuộc xứ Á đông có nhiều phong tục. Những phong tục cổ truyền nó thuộc về văn hóa của dân tộc nến khó nói cái nào đúng cái nào sai, cái nào tốt cái nào xấu. 


Tuy nhiên, có cái dần dần theo thời gian bị đào thải, có cái được duy trì. Sự đào thai một phong tục hay gọi nôm na là phong tục không tốt hay “hủ tục”, đó là một quá trình tự nhiên hay cần phải có lời kêu gọi đó là một vấn đề. Nếu thật sự, sự đào thải một hủ tục là quá trình tự nhiên thì chúng ta không cần gì quá lo lắng, tự nhiên thấy không hợp nữa thì sẽ bị đào thải thôi. Ví dụ như phong tục ăn trầu đã dần dần không còn nữa trong dân tộc ta, không cần có sự kêu gọi.

Có thể kể ra rất nhiều phong tục chỉ còn ở một số vùng miền nào đó trong cả nước như tục dựng cây nêu để trừ tà bây giờ gần như ít thấy. Xuất hành hái lộc chỉ còn ở vài nơi. Tục xông đất đầu năm không còn quan trọng nữa và nhiều phong tục khác. Tục đốt pháo là tục đầu tiên có sự can thiệp từ chính quyền, bị loại bỏ khỏi đời sống văn hóa của dân tộc mà từ đó rất nhiều sự đồng tình cũng như thất vọng cũng không ít. Vì vậy, những phong tục nó tự đến rồi tự nó đội nón ra đi khi không còn phù hợp trong một bối cảnh không gian và thời gian nào đó.

Nhưng, trong tình hình đất nước ta ngày càng hội nhập, thế giới phẳng. Mình rất đồng tình với ý kiến của GS Võ Tòng Xuân trong bài “Tết ta theo Tây lịch”. Vì theo các bạn thấy đấy, kể từ ngày Giáng sinh đến Tết Tây dài dài cho đến Tết ta cả đất nước ta làm việc gần như cầm chừng thật rất hoan phí. Dân ta ở các thành phố lớn có khuynh hướng ăn Tết tây ngày càng lớn, cái này không phải là đua đòi mà là một tất yếu trong thời buổi hội nhập. Cho nên theo đề nghi GS Xuân là rất hợp lý, hãy dời nguyên cái Tết ta vào trùng ngày Tết tây, và cái ngày tết Ta như hiện nay nên nghỉ làm một hay hai ngày gì đó thôi cho là có lễ. Nhưng phong tục vẫn còn nguyên, chỉ khác nhau thời điểm thôi.

Một dân tộc muốn phát triễn từ sự nghèo đói yếu kém cần phải có những ý kiến đột phá, tuy nhiên cần phải có sự hưởng ứng và đồng thuận. Một dân tộc dám tự soi gương mình, can đảm dám bỏ những tấm áo cũ, khoát cho mình những tấm áo mới thì lo gì dân tộc đó không rực rỡ trong tương lai.

Không có nhận xét nào: