Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

VÀI SUY NGHĨ VỀ CHỈ ĐẠO TUYẾN

Những nỗ lực của bộ y tế nhằm nâng cao chuyên môn của tuyến y tế cơ sở trong thời gian qua nmà cụ thể là đề án 1816 đưa bác sĩ tuyến trên về tuyến y tế cơ sở. Phải công nhận là cái đề án này cũng có vài tác dụng nào đó nâng cao được chuyên môn của tuyến y tế cơ sở. Nhưng về lâu về dài không thể bằng cách này mà nâng chuyên môn của tuyến dưới được.

Đầu tiên là cách phân tuyến bệnh viện như hiện nay. Dù có đưa bác sĩ tuyến trên về đi nữa, cái bệnh viện địa phương đó mãi mãi là cái bệnh viện tuyến dưới, dĩ nhiên là chuyên môn phải dở hơn tuyến trên.

Có những phẫu thuật chỉ làm được ở tuyến trên vì cái phân tuyến đó, bệnh viện huyện hay tỉnh không làm được những phẫu thuật, hay không được phép làm cái phẫu thuật đó vậy thì khi bác sĩ tuyến trên về họ làm công chuyện gì. Có phải họ làm những công chuyện cũng giống như các bác sĩ tuyến dưới không. Có khi bác sĩ từ tuyến trên về là bác sĩ đàn em của bác sĩ tuyến dưới nữa. Hoặc có khi bệnh viện tuyến dưới chuyển viện lên tuyến trên một bệnh khó, ở tuyến trên một bác sĩ mới ra trường cũng có thể mổ được.

Có lần mình hỏi một bác sĩ tuyến dưới , đã làm được những gì sau thời gian tuyến trên về chỉ đạo thì được trả lời “vũ như cẩn” mèo lại hoàn mèo vì cấp trên vẫn không tin tưởng cho làm, cho nên anh ta phải chạy lên thành phố học tiếp.

Đó là sự lãng phí. Có khi đi chỉ đạo tuyến, từ tuyên trên xe cộ đường xa chở bác sĩ đi cả ngày trời xuống dưới mổ một hai ca rồi xong ăn nhậu cho tới chiều, nhiều khi tuyến trên cũng có người ngại chuyện ăn nhậu lắm, nhưng tuyến dưới trả lời « tất cả được hóa đơn đỏ thanh toán hết », tiền xăng nhớt xe cột dĩ nhiên là từ ngân sách, là từ tiền thuế của dân.

Vấn đề đào tạo là chủ yếu, rất nhiều bác sĩ tuyến dưới lên thành phố học chuyên khoa I rồi chuyên khoa II nhưng không hiểu sao khi họ về địa phương họ vẫn không làm được những gì họ học được từ tuyến trên, vậy có phải do khâu tổ chức có vấn đề.

Cũng có một bộ phận lớn các bác sĩ ở địa phương họ cũng không màng đến việc nâng cao tay nghề, ngoại ngữ không thèm học. Cái đó có thể do hoàn cảnh khách quan, cũng có thể do sức ì của địa phương nó lắm, tâm lý sợ sệt có tai biến, có biến chứng rồi sẽ bị bầm dập nên phần lớn họ chọn cách làm ở bệnh viện cho có chân, còn phần lớn thời giờ năng lượng tập trung tại phòng mạch. Từ thời điểm ban đầu, bác sĩ tuyến trên và tuyến dưới khi tốt nghiệp bước ra khỏi trường y là ngang nhau, nhưng cái môi trường làm cho họ tiến lên chậm hơn tuyến trên, vì lẽ là họ cũng chẳng cần tiến lên vì họ mãi mãi là bác sĩ tuyến dưới.

Mà phần lớn các chương trình chỉ đạo tuyến dưới toàn là ngoại khoa, sản khoa, tức là liên quan tới mổ xẻ. Trong y tế chăm sóc sức khỏe đâu chỉ là mổ xẻ không đâu.

Cái cốt lõi của việc « chỉ đạo tuyến » là làm sao cho dân địa phương tin tưởng tuyến dưới, tin tưởng cái bệnh viện nơi mình cư ngụ tránh quá tải tuyến trên. Nhưng, người dân có quyền lựa chọn nơi tốt nhất cho mình. Dĩ nhiên một khi người ta có điều kiện thì không bao giời người ta tin tưởng bệnh viện hay bác sĩ ở « chiếu dưới», vì theo đó mà suy thì tuyến dưới chắc chắc tệ hơn tuyến trên. Cái này là cái chính của vấn đề quá tải hiện nay, quá tải ở tuyến trung ương. Vậy thì thiết nghĩ nên bỏ cái phân cấp tuyến nữa, bỏ đi, để các đồng nghiệp thấy tự tin thực hành nghề của mình, các bệnh viện huyện hay tỉnh tự tin hơn, ai làm gì được thì làm,lấy chuyên môn mà quản lý chứ không nên phân cấp bệnh viện theo đơn vị hành chính nữa.

Một việc quan trọng nữa , rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách của người Việt chúng ta là cái « tư duy nhiệm kỳ » của chúng ta nặng lắm. Làm cái gì cũng ngắn hạn, muốn nhanh chóng có kết quả ngay chứ không nhìn dài hạn, làm hiệu quả trong một nhiệm kỳ thôi, còn lại của người khác, không chịu trách nhiệm. Có ai suy nghĩ việc các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ tuyến dưới kéo dài bao lâu, bao lâu sẽ có hiệu quả rồi dừng không, hay bao lâu không có hiệu quả rồi dừng. Và phương pháp tính hiệu quả của một đề án, chi phí-hiệu quả như thế nào, có phương pháp khác tốt hơn không, suy nghĩ nhiều chi cho mệt, chỉ cần hết một nhiệm kỳ hạ cánh an toàn là xong.

Không có nhận xét nào: