Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Hỏi - Đáp: Tiểu không kiểm soát và dò bàng quang âm đạo

Định nghĩa tiểu không kiểm soát?

Là sự thoát nước tiểu không theo ý muốn. Đó là vấn đề của chứa đựng nước tiểu. Làm bối rối phiền phức cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Phải xác định cho bằng được đây là thoát nước tiểu chứ không phải thoát dịch nào khác của cơ thể như là trong phúc mạc hay tử cung. Và cũng phải xác định là nước tiểu ra từ niệu đạo chứ không phải ra từ vị trí khác nhừ bệnh lý dò lạc niệu quản. Phân biệt nước từ âm đạo hay đổ mồ hôi

Triệu chứng liên quan đến chứa đựng (storage symtoms) là gì theo Tổ Chức Kiềm Chế Quốc Tế?
  • Tiểu ban ngày nhiều
  • Tiểu đêm nhiều
  • Tiểu gấp (urgency), bệnh nhân có nhu cầu đi tiểu cấp kỳ, không thể nào nín được.
  • Phải ghi lại những bất thường đi tiểu dạng này bằng cách ghi nhật ký đi tiểu, số lần, số lượng, và lượng dịch uống vào.
Mô tả triệu chứng của tiểu không kiểm soát?
  • Tiểu không kiểm soát cấp kỳ, là sự thoát nước tiểu mà trước đó bệnh nhân có nhu cầu tiểu gấp (urgency)
  • Tiểu không kiểm soát gắng sức, là thoát nước tiểu khi đang làm việc gắng sức, ho, hắt hơi.
  • Tiểu không kiểm soát hỗn hợp, là kết hợp 2 dạng trên
  • Tiểu không kiểm soát liên tục, là mất nước tiểu liên tục
  • Tiểu dầm ban đêm, là mất nước tiểu không có ý thức ban đêm trong khi ngủ
  • Nhỏ giọt nước tiểu sau khi tiểu là sự thoát nước tiểu không theo ý muốn sau khi đi tiểu, thường sau khi đi tiểu
  • Tiều không kiểm soát tràn đầy là sự thoát nước tiểu kèm theo bàng quang lúc nào cũng căng
Có thể nào tiểu không kiểm soát gắng sức dẫn đến tiểu không kiểm soát cấp kỳ? 

Có. Tiểu gấp là sự đáp ứng bù trừ ở bệnh nhân có TKKS. Chẳng hạn, một khi có tiểu không kiểm soát gắng sức, bệnh nhân cố gắng tiểu thường xuyên để làm giảm đi những cơn tiểu không kiểm soát nếu có gắng sức. Bàng quang dần quen với thể tích thấp này. Vì vậy lỡ khi nào nước tiểu trong bàng quang nhiều hơn lượng nước tiểu thấp này thì bệnh nhân sẽ có cảm giác mắc tiểu gấp, tiểu thường xuyên.

Liệt kê những thành phần kiểm soát nước tiểu bình thường 

Tiểu có kiểm soát thông thường ở phụ nữ là quá trình liên kết nhịp nhàng những lực với nhau. Lực bao gồm vị trí giải phẫu bình thường của đơn vị cơ thắt, chiều dài chức năng và giải phẫu của niệu đạo. Sự khớp (mucosal coaptation) của bề mặt niệu đạo, và áp lực niệu đạo gia tăng khởi động bởi sự co thắt vùng chậu theo phản xạ (reflex pelvic contraction). Nếu có suy một trong những thành phần này thì mất cân bằng xảy ra gây tiểu không kiểm soát gắng sức.

Mô tả hiệu ứng rửa niệu đạo "washer effect"

Niệu đạo nữ chỉ dài 4 cm, bên trong là niêm mạc bên ngoài là cơ. Niêm mạc niệu đạo gấp nếp được nuôi bằng nhiều mạch máu, bao bọc bên ngoài xơ cơ hay cơ trơn. Lớp dưới niêm, bao gồm lớp mô liên kết lỏng lẻo, vì vậy lớp cơ trơn bên ngoài có tác dụng ép "washer effect" có tác dụng kiềm giữ nước tiểu. Tác dụng này phụ thuộc vào estrogen.

Liệt kê những thành phần có tác dụng nâng đỡ vùng chậu bình thường
  • Cân của vùng chậu như là cơ nâng cân hậu môn (levator fasia). Mặc dù các cân này liên kết với nhau nâng đở vùng chậu, vài vùng cân này được mô tả tách biệt nhau vì sự quan trong của chúng trong việc nâng đở vùng chậu
  • Dây chằng mu-niệu đạo nối phần giữa của niệu đạo với mặt trng của bờ dưới xương mu. Phía bên, phần giữa của niệu đạo được nâng đỡ bởi thành phần câng nâng (levator fasia) dưới phần nó bám vào xương mu. Gom lại hết chúng gọi là phứchợp giữa niệu đạo (miurethral complex)
  • Dây chằng chậu-niệu đạo (urethropelvic ligaments) cân quanh niệu đạo nối phần gần của niệ đạo, cổ bàng quang phía bên vào vàovòng cân của cơ bịt
  • Dây chằng bàng quang-chậu (vesicopelvic lig) (cân mu-cổ bàng quang) nối đáy bàng quang 2 bên với vòng gân của cơ bịt
  • Dây chằng tử cung -cùng - cardinal nối tử cung , eo tử cung vào cột sống cùng
  • Dây chằng rộng nối thân tử cung với thành chậu
Mô tả bất thường ngõ ra với tiểu không kiểm soát

Niệu đạo di động quá mức: vùng chậu không có khả năng nâng đỡ cổ bàng quang và đoạn niệu đạo gần làm cho hoặc là cổ bàng quang và niệu đạo gần di chuyển đến dưới bờ dưới xương mu lúc nghỉ ngơi.
Suy cơ thắt trong: cơ thắt trong không thể nào giữ nước tiểu ngay cả khi áp lực cơ detrusor thấp (0-60cm H20) làm cho thoát nước tiểu qua niệu đạo. 

Định nghĩa hoạt động cơ detrusor quá mức? 

Là kết quả khi đo niệu động học, có đặc điểm là co thắt cơ detrusor không theo ý muốn trong giai đoạn đổ đầy của bàng quang, có thể tự nhiên hay sau kích thích. Cũng cóthể định nghĩa là hoạt động cơ detrusor quá mức thần kinh (neurogenic detrusor overactivity) đây là tình trạng liên quan thần kinh khi có vấn đền thần kinh (trước đây detrusor overactivity) hay idiopathic detrusor overactivity khi nguyên nhân không được biết rõ (detrusor instability).

Có phải tiểu không kiểm soát cấp kỳ là giống như cơ detrusor hoạt động quá mức không? 

Đúng. detrusor hoat động quá mức là từ ngữ có được trên niệu động học.

..còn tiếp
 

Không có nhận xét nào: