Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Viêm qui đầu

Viêm qui đầu (tiếng Anh: Balanitis) là viêm qui đầu dương vật. Khi bao qui đầu (hoặc da qui đầu) cũng bị ảnh hưởng, nó được gọi là viêm qui đầu – da qui đầu ( balanoposthitis). Phải phân biệt tình trạng đỏ da qui đầu thấy ở các bé trai do viêm da amoniac viêm qui đầu khi bé mang tã.[1]

Hình ảnh viêm qui đầu
Nguyên nhân và dịch tể : Tình trạng viêm có nhiều nguyên nhân có thể, bao gồm cả kích thích bởi chất môi trường, chấn thương thể chất, và nhiễm trùng bởi một loạt các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả vi khuẩn, virus, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay nấm, mỗi trong số đó đòi hỏi một phương pháp điều trị cụ thể.[2,3]

O'Farrell và cộng sự (cs)[4] báo cáo rằng, bệnh thường gặp ở nam giới chưa cắt bao quy đầu mà không tuột da lên để rửa thường xuyên. Birley và cs, tuy nhiên, rửa bộ phận sinh dục quá nhiều với xà phòng có thể là một yếu tố góp phần mạnh mẽ để viêm qui đầu.[5] Tiểu đường có nhiều khả năng có thể làm cho viêm qui đầu, đặc biệt là nếu lượng đường trong máu khó kiểm soát.

Trong một nghiên cứu của Fergusson và cs,[6] viêm dương vật đã được báo cáo trong 7,6 trường hợp trên 100 bé trai đã cắt bao quy đầu, và 14,4 trường hợp trên 100 bé trai chưa cắt bao quy đầu. Herzog và Alvarez [7] báo cáo rằng, trong nghiên cứu của họ, "viêm qui đầu (6% so với 3%) và kích ứng (4% so với 1%) thường gặp hơn trong số các trẻ em không cắt bao quy đầu, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê". Van Howe phát hiện ra rằng các bé trai đã cắt bao qui đầu nên theo dõi kỹ hơn các bé trai không cắt bao quy đầu.[8] Trong nghiên cứu của Wilson, tất cả 22 trường hợp viêm qui đầu nằm trong số những người đàn ông không cắt bao quy đầu.[9] Tuy nhiên, số lượng các trường hợp là "quá nhỏ để có ý nghĩa."

Trong một nghiên cứu hồi cứu 28 trường hợp viêm qui đầu chuỗi hạt, Taylor và Rodin [10] đã tìm thấy tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới không cắt bao quy đầu. Trong một nghiên cứu đánh giá các tác động của môi trường chiến tranh về sức khỏe tình dục, Hart [11] báo cáo rằng viêm qui đầu "gần như hoàn toàn giới hạn trong không cắt bao quy đầu." Trong một nghiên cứu cắt ngang 398 bệnh nhân, Fakjian [12] và cs. báo cáo rằng viêm qui đầu được chẩn đoán 12,5% của nam giới không cắt bao quy đầu và 2,3% của nam giới cắt bao quy đầu. Trong một nghiên cứu của 225 người đàn ông, O'Farrell và cs, thấy rằng nam giới được cắt da qui đầu thường ít viêm qui đầu hơn so với những người đàn ông không cắt bao quy đầu. Trong nghiên cứu Mallon [13] của 357 bệnh nhân với các bệnh da ở bộ phận sinh dục và 305 nhóm chứng, hầu hết các trường hợp bệnh da viêm dương vật (và tất cả các bệnh nhân với viêm qui đầu-da qui đầu không đặc hiệu) đã được cắt da qui đầu.

Tần suất xuất hiện: Theo Leber, viêm qui đầu "là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến 11% nam giới trưởng thành đến khám phòng khám tiết niệu và 3% trẻ em ở Hoa Kỳ. Thế giới thì có thể xảy ra trong lên đến 3% nam giới không cắt bao quy đầu."[14]

Escala và Rickwood,[15] trong một cuộc kiểm tra năm 1989,100 trường hợp viêm qui đầu trong thời thơ ấu, kết luận rằng nguy cơ "trong bất cứ cá nhân nào, không cắt bao quy đầu cho trẻ, là không quá 4%". Oster[16] báo cáo không có viêm qui đầu trong 9545  nam giới không cắt bao quy đầu Đan Mạch.

Chẩn đoán hỏi bệnh sử chú ý đến yếu tố nguyên nhân, cấy dịch, thậm chí sinh thiết tổn thương để chẩn đoán.[17]

Triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện sau 3 ngày sau gồm:
  • Dấu hiệu đầu tiên - lở loét nhỏ màu đỏ trên qui đầu
  • Đỏ bao quy đầu
  • Đỏ dương vật
  • Phát ban trên đầu của dương vật
  • Mùi hôi xả
  • Đau bao quy đầu và dương vật
Chẩn đoán phân biệt
  • Bệnh Bowen - ung thư tế bào vảy
  • Nấm candidiasis da
  • Viêm da tiếp xúc, kích thích
  • Erythroplasia of Queyrat (Bệnh Bowen của qui đầu)
  • Intertrigo
  • Lichen Sclerosus et Atrophicus
Biến chứng của viêm qui đầu tái phát có thể gây ra sẹo lỗ niệu đạo; giảm tính đàn hồi có thể dẫn đến hẹp da qui đầu bệnh lý.
  • Viêm qui đầu kiểu Zoon cũng được biết đến như Balanitis Circumscripta Plasmacellularis hoặc viêm qui đầu plasma tế bào (PCB),[18] tự phát hiếm, là bệnh da dương vật lành tính [21] điều trị thường là cắt da qui đầu.[18,19,20] Hoặc điều trị bằng laser CO2, hơn nữa gần đây Albertini và cs [22] báo điều trị bằng laser YAG. Một nghiên cứu, bởi Retamar và các đồng nghiệp, tìm thấy 40% những người được điều trị bằng laser CO2 có tái phát.[23]
  • Circinate balantitis (còn được gọi là balanitis circinata) là một viêm da serpiginous hình khuyên liên quan đến hội chứng Reiter.
  • Pseudoepitheliomatous keratotic và micaceous balanitis
Điều trị: Điều trị tại chỗ thường được lựa chọn, thuốc bôi có tác dụng chống lại tác nhân gây bệnh và kháng viêm.
  • Kháng nấm
Clotrimazole (Lotrimin, Mycelex, Femizole-7, Gyne-Lotrimin) đây là loại kháng nấm phổ rộng sử dụng cho các bệnh ngoài da. ức chế nâm phát triễn bởi cơ chế thay đổi tính thấm màng tế bào. Đánh giá lại sau 4 tuần lễ điều trị. Thường sử dụng kem 1%.  
  • Kháng khuẩn
Metronidazole (1% Noritate cream, 0.75% MetroGel cream hoặc lotion) có khả năng ức chế nấm, protozoa, và vi khuẩn kị khí. Có tác dụng kháng viêm vì thay đổi hoạt động của bạch cầu.

Theo dõi và phòng ngừa Theo dõi bằng cách vệ sinh thường xuyên là chủ yếu
Nến thực hiện cắt da qui đầu nếu phương pháp vệ sinh được thực hiện tốt mà bệnh nhân vẫn bị tái phát. 

Tiên lượng Nếu sử dụng đúng cách thì bệnh sẽ khỏi một cách ngoạn mục. Nhưng trong vài trường hợp phải sinh thiết để loại trừ bệnh lý ác tính phối hợp.  Bệnh ác tính thường gặp là đỏ da dạng Queyrat, mặc dù cũng có thể có bệnh Bowen xen lẫn.  
-------------------------------------------------------------------------------------------

Dịch theo nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Balanitis và emedicine.medscape.com/urology
  1. Simpson ET, Barraclough P (1998). "The management of the paediatric foreskin". Aust Fam Physician 27 (5): 381–3.
  2. Edwards S (1996). "Balanitis and balanoposthitis: a review". Genitourin Med 72 (3): 155–9. 
  3. Cleveland Clinic: Penile Disorders
  4. O'Farrell N, Quigley M, Fox P (2005). "Association between the intact foreskin and inferior standards of male genital hygiene behaviour: a cross-sectional study". Int J STD AIDS 16 (8): 556–9. "Overall, circumcised men were less likely to be diagnosed with a STI/balanitis (51% and 35%, P 1⁄4 0.021) than those non-circumcised"
  5. Birley HD, Walker MM, Luzzi GA et al. (1993). "Clinical features and management of recurrent balanitis; association with atopy and genital washing". Genitourin Med 69 (5): 400–3.
  6. Fergusson DM, Lawton JM, Shannon FT (1988). "Neonatal circumcision and penile problems: an 8-year longitudinal study". Pediatrics 81 (4): 537–41.
  7. Herzog LW, Alvarez SR (1986). "The frequency of foreskin problems in uncircumcised children". Am. J. Dis. Child. 140 (3): 254–6.
  8. Van Howe RS (1997). "Variability in penile appearance and penile findings: a prospective study". Br J Urol 80 (5): 776–82.
  9. Wilson RA. (1947). "CIRCUMCISION AND VENEREAL DISEASE". Can Med Assoc J 56 (1): 54–6.
  10. Taylor PK, Rodin P (August 1975). "Herpes genitalis and circumcision". Br J Vener Dis 51 (4): 274–7.
  11. Hart G (February 1974). "Factors influencing venereal infection in a war environment". Br J Vener Dis 50 (1): 68–72.
  12. Fakjian, N; S Hunter, GW Cole and J Miller (August 1990). "An argument for circumcision. Prevention of balanitis in the adult". Arch Dermatol 126 (8): 1046–7.
  13. Mallon E, Hawkins D, Dinneen M et al. (March 2000). "Circumcision and genital dermatoses". Arch Dermatol 136 (3): 350–4.
  14. Balanitis at eMedicine
  15. Escala JM, Rickwood AM (1989). "Balanitis". Br J Urol 63 (2): 196–7.
  16. Øster J (1968). "Further fate of the foreskin. Incidence of preputial adhesions, phimosis, and smegma among Danish schoolboys". Arch. Dis. Child. 43 (228): 200–3.
  17. Phimosis at eMedicine
  18. Keogh G. Balanitis circumscripta plasmacellularis at eMedicine
  19. Pellicé i Vilalta C, Casalots i Casado J, Cosme i Jiménez MA (1999). "[Zoon's balanoposthitis. A preliminary note]" (in Spanish; Castilian). Arch. Esp. Urol. 52 (1): 69–72. PMID 10101891.
  20. Buechner SA (2002). "Common skin disorders of the penis". BJU Int. 90 (5): 498–506.
  21. Baldwin HE, Geronemus RG (1989). "The treatment of Zoon's balanitis with the carbon dioxide laser". J Dermatol Surg Oncol 15 (5): 491–4.
  22. Albertini JG, Holck DE, Farley MF (2002). "Zoon's balanitis treated with Erbium:YAG laser ablation". Lasers Surg Med 30 (2): 123–6.
  23. Retamar RA, Kien MC, Chouela EN (2003). "Zoon's balanitis: presentation of 15 patients, five treated with a carbon dioxide laser". Int. J. Dermatol. 42 (4): 305–7.

Không có nhận xét nào: