Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

NHIỄM TRÙNG HUYẾT TỪ ĐƯỜNG NIỆU


Nhiễm trùng huyết do vi trùng (bacterial sepsis) là tình trạng có vi trùng trong máu và có triệu chứng có hay không có tổn thương cơ quan. Được định nghĩa như là có NHIỄM TRÙNG và có HỘI CHỨNG ĐÁP ỨNG VIÊM TOÀN THÂN. Nhiễm trùng huyết nặng đó là tình trạng sốc nhiễm trùng huyết, có tổn thương cơ quan.





Nhiễm trùng huyết từ đường tiết niệu (urosepsis ) là tinh trạng nhiễm trùng huyết có nguyên nhân từ đường niệu, chiếm tới 25% các trường hợp nhiễm trùng huyết.



Nhiễm trùng niệu có thể có nhiều hình thức, nhẹ là có vi trùng trong đường niệu, nhiễm khuẩn huyết nhẹ, nhiễm khuẩn huyết nặngnhiễm khuẩn huyết có sốc. Nguyên nhân từ đường niệu thường có liên quan tới tắc nghẽn do sỏi 65%, do bướu 21%, có thai 5%, 5% do bất thường đường tiết niệu và 4% sau phẫu thuật.



Trong nhiễm trùng huyết nói chung và từ đường niệu nói riêng, nặng hay nhẹ là tùy theo sự đáp ứng lại của bệnh nhân, bệnh nhân già, tiểu đường, suy giảm miễn dịch, đang sử dụng hoá chất hay corticoid …thường rất nặng.



Dấu hiệu đáp ứng viêm toàn thân được coi như là bắt buộc của nhiễm trùng huyết. Phân loại hội chứng của nhiễm trùng huyết theo từng tiêu chuẩn sau:


Tiêu chuẩn 1: Có bằng chứng vi trùng trong máu hay có nghi ngờ lâm sang của nhiễm trùng huyết

Tiêu chuẩn 2: Có hội chứng đáp ứng viêm toàn thân

  • Nhiệt độ hơn 38 °C hoặc nhỏ 36 °C
  • Nhịp tim nhanh trên 90 lần / phút
  • Thở nhanh trên 20 lần / phút
  • Toan chuyển hóa hô hấp PaCO2 lớn hơn 32 mm Hg
  • Bạch cầu máu trên 12.000

Tiêu chuẩn 3: Hội chứng tổn thương đa cơ quan

  • Tim, tuần hoàn: huyết áp tối đa < 90mmHg, hay trung bình < 70mmHg mặc dù bù dịch và vận mạch đầy đủ
  • Thận: thiểu niệu, nước tiểu < 1ml/Kg/giờ
  • Phổi: PaO2 < 75mmHg nếu thở không khí phòng hay PaO2/FiO2 < 250 nếu thở bằng máy thở
  • Đông máu: tiểu cầu giảm hơn 80.000 hay giảm hơn 50% trong vòng 3 ngày
  • Chuyển hóa: pH máu < 7,3 hay base trên 5 mmol/L; lactate máu gấp 1,5 lần bình thường
  • Não: có rối loạn tri giác, lơ mơ, hay kích động hoặc hôn mê 

Phân loại độ nặng:


  • Nhiễm trùng huyết: Khi có tiêu chuẩn 1 kèm ít nhất là 2 tiêu chuẩn 2
  • Nhiễm trùng huyết nặng: Tiêu chuẩn 1 + ít nhất 2 tiêu chuẩn 2 + tiêu chuẩn 3
  • Sốc nhiễm trùng huyết: Tiêu chuẩn 1 + ít nhất 2 tiêu chuẩn 2 + có dấu hiệu sốc
Phải đánh giá chính xác mức độ nặng để có hướng điều trị ngay từ đầu

CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Ban đầu 

Khám xét nhanh, có chẩn đoán chính xác và phân loại mức độ nặng cho đúng
  • Truyền dịch nhanh sao cho áp lực tĩnh mạch trung tâm đạt 8-12 mmHg và huyết áp trung bình trong khoảng 65-90mmHg
  • Nếu đủ dịch mà huyết áp trung bình chưa đạt thì nên cho thuốc vận mạch
  • Thở oxy để cho pO2 tĩnh mạch > 70%
  • Nếu pO2 tĩnh mạch trung tâm không đạt được > 70% thì nên truyền máu, sao cho Hct >30%
  • Kháng sinh: ngay sau lấy mẫu nước tiểu và máu phải cho kháng sinh theo kinh nghiệm ngay, phổ rộng và tĩnh mạch. Sử dụng đúng ngay từ đầu cứ được bệnh nhân rất nhiều, tỷ lệ sống sót trên 80%. Sử dụng kháng sinh phụ thuộc: vi khuân nghi ngờ, tỷ lệ kháng thuốc tại bệnh viện đó và yếu tố của bệnh nhân. Vi khuẩn gây urosepsis thường là 50% E. coli, 15% Proteus spp., 15% Enterobacter and Klebsiella spp., 5% P. aeruginosa and 15% gram dương tùy theo nghiên cứu.



Điều trị đặc biệt



Sau khi dùng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan đánh giá đường tiết niệu, tìm thấy tắc nghẽn hay có ổ áp xe nhiễm trùng sâu thì nhanh chóng can thiệp để dẫn lưu, giải phóng nhiểm trùng

  • Chọc hút áp – xe
  • Đặt JJ 
  • Mở thận ra da

Tạm thời chờ cho bệnh nhân ổn định sẽ điều trị dút điểm nguyên nhân sau.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét