Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Giúp trí nhớ về điều trị ung thư tiền liệt tuyến

1. Khoảng 90% ung thư tiền liệt tuyến còn khu trú khi tầm soát

2. Bệnh nhân còn có thể sống hơn 10 năm có thể áp dụng theo dõi tích cực (active surveillance) nếu BƯỚU NHỎ (low volume), độ biệt hóa (grade) thấp hay trung bình Gleason tống < 7 (3+4, không áp dụng 4+3 được xem là độ ác tính cao hơn), tổn thương không sờ được (thăm trực tràng không thấy bướu mà chỉ qua sinh thiết hoặc siêu âm TRUS và PSA dưới 10



3. Bệnh nhân được theo dõi sát thì làm sinh thiết định kỳ

4. Khoảng 25-50% bệnh nhân theo dõi tích cực sẽ có bằng chứng ung thư tiến triển trong vòng 5 năm

5. Thời gian trung bình từ lúc không thấy PSA trong máu cho tới khi bệnh ung thư di căn sau phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến toàn phần khoảng 8 năm, và từ lúc di căn cho tới khi tử vong là 5 năm, tổng thời gian 13 năm. Hơn nữa chỉ có 1/3 bệnh nhân có PSA tăng lại sau phẩu thuật cắt tiền liệt tuyến toàn phần mà thôi.

6. Điều trị nội tiết trước khi phẩu thuật không làm cho cuộc phẩu thuật cắt tiền liệt tuyến toàn phần dễ dàng hơn.

7. Ghép thần kinh sau khi tổn thương bó mạch thần kinh không có hiệu quả

8. Những xét nghiệm tầm soát PSA quá nhạy sau phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến tận gốc làm cho lầm tưởng là ung thư tái phát

9. Biến chứng muộn thường gặp nhất sau cắt tiền liệt tuyến tận gốc là rối loạn cương, tiểu không kiểm soát, thoát vị bẹn và hẹp niệu đạo

10. Loại xạ trị IMRT là hơn 75 Gy

11. Tác dụng phụ của xạ trị ngoài là 5-10% bệnh nhân có viêm đại tràng kích thích, và 10-15% viêm đại tràng xuất huyết. Hơn 50% bệnh nhân bất lực

12. Bệnh nhân có bướu lớn (high volume) và grade cao thì trước khi xạ trị nên điều trị nội tiết tố có tác dụng tốt

13. Không phải tất cả bệnh nhân có bướu ra ngoài vỏ bao hay bờ phẫu thuật dương tính (còn sót tế bào ung thư) sẽ có tình trạng PSA vẫn cao sau phẫu thuật. Những bệnh nhân này xạ trị tại chỗ không có lợi (vì chưa cần)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét