Một bệnh nhân nam 63 tuổi , trước tết , cách đây gần hai tháng ảnh bị mệt và thi thoảng có ho ra máu. Ảnh vào bệnh viện N, là bệnh viện lớn của thành phố khám và điều trị vài ngày, sau đó ảnh được chuyển qua bệnh viện P, bệnh viện chuyên khoa lớn vì ho ra máu.
Tại bệnh viện P anh ấy được làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, sau đó ảnh xuất viện, vì tại bv P tất cả cácxét nghiệm dều âm tính. Cách đây hai tuần ảnh lại bị mệt, vào bệnh viện B, bệnh viện chuyên khoa cũng nỗi tiếng của thành phố nữa, nằm điều trị, được bác sĩ cho chụp CT và MRI để chẩn đoán bệnh rồi sau đó về.
- Ảnh đòi vể bác sĩ ơi vì nằm phòng đông người ảnh bực bội quá – người vợ nói như thế.
Hôm nay ảnh khó thở nữa, phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ hỏi bà vợ của ảnh, hỏi thật sự người nhà và bệnh nhân có biết là bệnh nhân đang bị bệnh gì hay không. Thì thật bất ngờ, không ai biết thật sự bệnh nhân bị bệnh gì cả.
Xem giấy ra viện thấy ghi “K tuyến thương thận di căn gan”. Hỏi người nhà, mới biết là mặc dù giấy xuất viện có ghi nhưng người ta đọc không hiểu gì cả, mà bác sĩ cũng không giải thích bệnh gì, xin xuất viện là cho về ngay.
Hôm nay xem lại tất cả hồ sơ, phim ảnh bệnh nhân đang cầm từ nhà vô, đã chụp trong những lần nằm viện trước, giải thích cho người con gái là bệnh ung thư dã di căn nhiều nơi, tiên lượng rất xấu. Người nhà thật bất ngờ, khóc lóc thảm lắm, vì trước đó có ai giải thích gì đâu.
Sau ba lần nhập viện xuất viện ở ba bệnh viện lớn của tpHCM mà người ta không biết mình mắc bệnh gì, thì thật là lạ.
“Không biết mình bị bệnh gì” là tình trạng tương đối phổ biến ở nước ta. Có trường hợp bệnh nhân cũng không hỏi gì hết, cứ đi khám bác sĩ báo mổ thì mổ, giao tính mạng cho bệnh viện muốn làm gì thì làm. Rồi nhập viện xuất viện, không biết gì hết. Bệnh viện, nhân viên y tế cũng không thèm giải thích cho bệnh nhân biết tình trạng bệnh lý của người ta. Tình trạng này nếu bệnh nhẹ, điều trị hết thì không sao, nếu bệnh ung thư cần theo dõi thì nguy hiểm vô cùng.
Quyền được thông tin của bệnh nhân!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét