Quyền tự do ngôn luận là quyền tự nhiên của con người (natural right), nói hàn lâm là thế, nhưng có lẻ nói cho dễ hiểu hơn là nhu cầu “tám” là nhu cầu bất khả phân của con người, hay nói lên chính kiến, suy nghĩ của mình, được như vậy con người mới khác con vật.
Mạng xã hội như facebook chẳng hạn, nó chỉ là phương tiện giúp cho con người phần nào thực thi cái quyền đó.
Học sinh của ta, hay học sinh của tất cả nơi đâu trên trái đất này cũng thế thôi, từ khi biết giao tiếp, từ khi biết đọc biết viết là con người bắt đầu có nhu cầu bài tỏ chính kiến của mình.
Mỗi con người có một mối liên hệ xã hội khác nhau (social connection), ví dụ một học sinh thì mối quan hệ xã hội là gồm những ai, đó là thầy cô bạn bè trường lớp của mình, về nhà có ba mẹ anh chị em. Vì vậy, khi học sinh có ý kiến, bình phẩm người nào đó thì dĩ nhiên những người trong mối quan hệ xã hội của họ là mục tiêu. Khi học sinh bình phẩm, thì những ý kiến đó có tốt có xấu, có cái đúng cái sai, tất nhiên rồi.
Bình phẩm người khác có trái với đạo đức, trái với luân thường đạo lý không nhất là người đó là thầy cô của mình?
Và cũng cần phân biệt rõ hai khái niệm, “nói xấu người khác” tức là người ta không có như vậy mà ta nói như vậy với “nói những điểm xấu của người khác” tức là người đó có điểm xấu, ta nói cái điểm xấu đó.
Có lẽ, và tôi chỉ nói có lẽ thôi, người Việt nam chúng ta chưa quen bị bình phẩm hay sao, cho nên nghe ai bình phẩm về mình thì có cảm giác rất là khó chịu, rất là sốc. Theo đà phát triển của mạng xã hội, chắc con người chúng ta phải quen cái này, phải biết lắng nghe những bình luận về mình tại vì ai trong chúng ta cũng có một lúc nào đó bình luận về người khác.
Học sinh nói xấu giáo viên, dùng lời lẽ thiếu giáo dục, nhục mạ…thì rõ ràng đây là triệu chứng của một nền giáo dục nhân cách con người yếu kém, giáo dục đạo đức quá tệ. Hay nói khác hơn, giáo viên không nên buồn vì cá nhân mình bị xúc phạm bởi chính học trò mình mà nên thấy rằng một phần nào đó mình chưa làm tròn bổn phận của một nhà giáo dục tốt.
Không nên cấm học sinh phát biểu ý kiến trên mạng xã hội, vì không thể nào cấm được. Cái cần thay đổi là phải cải cách giáo dục tốt hơn nữa, chú ý giáo dục học sinh thành “người” hơn nữa, để tạo nên sự thay đổi bên trong của chính mỗi học sinh, biết phát biểu nào đúng phát biểu nào sai hay xúc phạm người khác, phát biểu nào có thể bị vi phạm pháp luật.
Và một lần nữa, cám ơn mạng xã hội mà những nhà giáo dục có thể thấy được thật sự cái sản phẩm của mình làm ra nó như thế nào, nó có giá trị hơn những bài kiểm tra đạo đức trong lớp với một điểm tốt mà chẳng phản ánh thực tế điều gì. — feeling excited.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét