Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

VÔ CẢM TRONG NGÀNH Y, THỬ GÓC NHÌN KHÁC

Bệnh vô cảm là một căn bệnh bị cả xã hội lên án. Tróng đó ngành Y tế là bị lên án dữ dội nhất vì sự vô cảm thì sẽ ảnh hưởng sức khỏe người bệnh, tính mạng con người, nơi cần được sẻ chia, thương yêu nhiều nhất. Vì bệnh viện đó là nhà thương.


Thử nhìn góc độ khác phân tích tình trạng gọi là vô cảm ở nhân viên y tế. Giả sử cho rằng môi trường đạo tạo tốt cho ra lò, một nhân viên y tế tốt, có nhiều cảm xúc, một người mới vào ngành sẽ có rất nhiều cảm xúc với nỗi đau bệnh nhân, thấy sự đơn đau về thể xác hay tinh thần của người bệnh hoặc nặng hơn nhân viên y tế ấy thấy những cái chết đầu tiên, chắc chắn sẽ là cảm xúc lắm. Nhưng dần dần qua năm tháng những cảm xúc đó sẽ bị bào mòn, đó như là quy luật, nhân viên y tế sẽ bớt cảm xúc hơn. Cái này gọi là “thấy riết rồi quen”

Có lần khi nghe báo cáo giao ban một trường hợp bệnh nhân tử vong, thay vì những người nghe họ phải buồn, đằng này họ lại nói chuyện riêng, thậm chí có người cười vì có thể nghe trong câu chuyện đó có gì “mắc cười”. Vậy, những hành động đó có bị lên án không? Đa phần chúng ta sẽ trả lời là có, nhưng thử hỏi, đặt trong hoàn cảnh của họ , ngày nào họ cũng nghe như thế thì liệu cảm xúc của chúng ta có thay đổi không. Hay là mỗi khi nghe báo cáo người bệnh tử vong thì bắt buộc họ phải buồn, ngày này qua ngày khác.

Tại sao nhân viên y tế gắt gỏng với bệnh nhân luôn luôn, có phải họ đều là xấu? Thử đặt vào hoàn cảnh của họ, khi bắt đầu làm việc trong những ngày tháng đầu tiên họ không có gắt gỏng với bệnh nhân, vậy thì do đâu từ từ thái độ đó nó xuất hiện. Có phải hằng ngày phải làm việc trong tình trạng lúc nào cũng đồng bệnh, môi trường làm việc nóng nực, thiếu chuyên nghiệp, không ngăn nắp, lúc nào cũng ồn ào thử hỏi làm sao mà dần dần cái tính xấu đó không xuất hiện được.

Nếu nhân viên y tế , bác sĩ y tá chẳng hạn lúc nào cũng nghĩ trong đầu những cụm từ như “ôi sao tội nghiệp bệnh nhân quá” “ôi thấy thương bệnh nhân quá” v.v.. đồng cảm, biết sẻ chia với bệnh nhân hay đại loại như vậy ngày này qua ngày khác hay không, nếu có người như thế thật là đáng quý biết bao. Nhưng liệu có những nhân viên y tế ban đầu họ cũng có những cảm xúc như thế dần dần những cái đó biến mất, cái đó họ có đáng bị lên án không, họ có đáng bị lên án là vô cảm đối với bệnh nhân không trong khi họ không vi phạm quy chế chuyên môn.

Ngoài ra còn có những yếu tố khác góp phần vào sự “vô cảm” của nhân viên y tế, trên phương diện xã hội nhìn nhận như hiện nay. Như là lương bổng, điều kiện làm việc, được huấn luyện hay đào tạo. Dám chắc chắn rằng, một khi xã hội hổ trợ nhân viên y tế tốt thì bệnh vô cảm sẽ ít đi.

Vì vậy, khi lên án nhân viên y tế là “vô cảm” chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, đặt người nhân viên y tế trong bối cảnh không gian và thời gian của họ. Không nên bốc một nhân viên y tế bỏ lên bàn, bỏ qua yếu tố thực tế để mà phân tích, mà soi, mổ xẻ chính bản thân họ thì đó là một phương pháp không khoa học và thiếu khách quan.

Chúng ta có nên thông cảm cho họ, vì đặc thù nghề nghiệp và vì hoàn cảnh của họ. Hay là chúng ta cứ trách móc và lên án họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét