Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

TÔN GIÁO DƯỚI CÁI NHÌN CỦA NHÀ XÃ HỘI HỌC

Nước ta là đất nước ở Đông Nam Á khá đặc biệt, là nước có nhiều tôn giáo. Hôm nay nhân ngày Giáng sinh lễ lớn của Công giáo, một tôn giáo lớn của nước ta. Xin trình bài một đề tài, tôn giáo dưới cái nhìn của nhà xã hội học. Dưới góc nhìn của nhà xã hội học tôn giáo có những đặc điểm sau đây.

Những nhà xã hội học không quan tâm đến việc những niềm tin tôn giáo là đúng hay sai. Theo các nhà xã hội học, tôn giáo không phải được xây dựng bởi ông Trời mà là do nhân loại. Những nhà xã hội học đặt qua một bên những niềm tin cá nhân khi họ nghiên cứu tôn giáo, họ quan tâm đến con người hơn là những hình ảnh thần thánh thiêng liêng của tôn giáo. Những nhà xã hội học thường hỏi: Tôn giáo được tổ chức như thế nào? Tổ chức đó có liên hệ như thế nào với tổ chức trong xã hội lớn hơn? Giải thích như thế nào trong một tôn giáo thành công hay thất bại trong việc có thêm nhiều tín đồ hay mất tín đồ.

Nhà xã hội học quan tâm đến cách tổ chức của một tôn giáo. Tôn giáo là một thể chế rất quan trọng trong xã hội. Tôn giáo có những giá trị rất căn bản và có chiều sâu qua nhiều hình thức. Và về mặt xã hội học các tổ chức hay định chế tôn giáo thật sự hoạt động như thế nào, đó là vấn đề họ quan tâm. Ở Châu Âu vào thời kỳ đầu, những hoạt động tôn giáo đan xen vào cuộc sống hàng ngày, nên không phân biệt hành động nào tôn giáo và không tôn giáo. Và điều này vẫn còn đúng vài nơi trên thế giới ngày nay. Ở những quốc gia công nghiệp phát triễn những hoạt động tôn giáo có tính chất riêng biệt.

Nhà xã hội học xem tôn giáo là nguồn chủ yếu tạo ra sự liên đới trong xã hội, những tín đồ qua đó mà có những giá trị và niềm tin chung giống nhau. Niềm tin tôn giáo, việc thờ cúng, tạo ra sợt dây liên kết để hình thành nên một cộng đồng tin thần, ở đó các thành viên tuân theo những nguyên tắc chung mà đối xử với nhau. Nếu có một tôn giáo nào đó chiếm thế thượng phong trong xã hội nó còn giúp cho xã hội ổn định. Mặc khác, nếu một xã hội có nhiều tôn giáo có tranh chấp cũng tạo ra sự bất ổn sâu sắc. Như căng thẳng tôn giáo giữa Sikhs, Hindu và Hồi giáo ở Ấn độ.

Nhà xã hội học xem những hấp dẫn về mặt tôn giáo như là một lực của xã hội hơn là yếu tố tâm lý, tinh thần hay cá nhân. Đối với nhiều người, kinh nghiệm tôn giáo là vấn đề cá nhân là một lực liên kết xuyên suốt các hoạt động hàng ngày. Một vài nhà nghiên cứu đề nghị hãy có một tôn giáo nào đó để vượt qua những khó khăn về kinh tế, sự cô đơn, mất mát hay đau khổ hay sức khỏe đang xấu dần. Những nhà xã hội quan tâm đến sự trật tự của xã hội hơn là vấn đề niềm tin.

Không có nhận xét nào: