Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Thận di động

Thận di động là thận di chuyển xuống hơn 2 thân đốt sống (hay>5cm) khi nằm chuyển sang đứng thẳng. Điều trị là cố định thận ở vùng sau phúc mạc.

Lịch sử

Bệnh này được mô tả bởi Franciscus de Pedemontanus vào thế kỷ 13. Vào những năm sau, bệnh này vẫn không được điều trị. Vào năm 1864 Dietl mô tả bệnh này ở người nôn ói và đau bụng sau khi đứng lên. Năm 1870 điều trị bệnh này là cắt thận. Năm 1881 Hahn ở Berlin mô tả cách điều trị là phẫu thuật đường hông lưng để cố định thận vào mỡ. Năm 1882 Bassini cố định vảo bao thận cố định vào cân vùng sau phúc mạc như ngày nay.

Tầng suất mắc bệnh

Bệnh này là bệnh hiếm. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho thấy khoảng 20% phụ nữ qua chụp UIV có bệnh này nhưng chỉ có 10-20% có triệu chứng. Bệnh này thương gặp phụ nữ hơn nam 5-10/1, và bên phải chiếm 70% các trường hợp. Gần 64% các trường hợp có loạn sản cơ và sợi của động mạch cùng bên.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chưa được biết rõ. Thường gặp phụ nữ da trắng, gầy thường được qui cho là thiếu lớp mỡ quanh thận làm cho thận di chuyển xuống phái dưới. Và trong bệnh lý này cuống thận cũng dài hơn bình thường.

Lý thuyết thường gặp ở những bệnh nhân có triệu chứng đau là do (1) đột ngột thận ứ nước do gập góc niệu quản gần, (2) hẹp lòng niệu quản do thiếu máu thận thoáng qua do kéo dài mạch máu thận, và/hoặc (3) kích thích thần kinh tạng do căng rốn thận.

Triệu chứng lâm sàng

Đau góc sườn lưng, đau bụng vùng hố chậu phải khi bệnh nhân chuyển từ tư thế nằm sang đứng thẳng. Triệu chứng giảm khi nằm xuống và nặng thêm nếu đứng lâu và làm việc nặng. Vài bệnh nhân khi đên khám vì thấy có một khối sờ được khi đứng thẳng.  Yếu tố nguy cơ là giảm cân nhanh hay gần đấy có hoạt động thể lực nhiều.

Thể hiện trầm trọng nhất của bệnh này là cơn Dietl, đặc trưng bằng cơ đau quặn thận dữ dôi, buồn nôn, nôn, lạnh rung, nhịp tim nhanh, vô niệu và tiểu máu thoáng qua hoặc đạm niệu do tắt nghẽn. Đau có thể giảm ngay tức khắc nếu thận di chuyển về vị trí bình thường của nó, nằm ngữa chân nâng cao, gối chạm ngực.

Khám

  • Đau có tăng lên khi di chuyển tư thế từ nằm ngữa sang tư thế đứng không?
  • Hoạt động thể lực có làm đau tăng lên không?
  • Đau có giảm khi nằm ngữa không?
  • Có giảm cân đột ngột trong thời gian gần đây không?
  • Gần đây có tiểu máu, gần đây có nhiễm trùng tiểu, sỏi thận, hay cao huyết  áp không?
  • Có cảm thấy một khối gì đó cùng bên đau không?
Thận thường di chuyển hơn 2 thân đốt sống, cực dưới. Tuy nhiên phải phân biệt thận lạc chỗ, thận lạc chỗ thì không thay đổi theo tư thế. Thận lạc chổ có niệu quản ngắn hơn niệu quản thường và mạch máu cũng bất thường. Còn thận di động thì niệu quản và mạch máu bình thường.

Những chẩn đoán phân biệt

  • Đau quặn thận do sỏi kết hợp
  • Sỏi túi mật bên phải
  • Tắc ruột từng hồi
  • Bệnh đại tràng co thắt
  • Tiểu máu
  • Viêm đài bể thận
  • Hội chứng tĩnh mạch buồng trứng
  • Hội chứng "Nutcracker" (chèn tĩnh mạch thận trái giữa động mạch mạc treo tràng trên và động mạch chủ)
  • Nang buồg trứng và có khả năng nang bị vỡ
  • Viêm ruột thừa hay viêm túi thừa đại tràng mãn tính.

Cận lâm sàng

Tổng phân tích nước tiểu thấy có tiểu máu vi thể
Cấy nước tiểu thường âm tính
BUN, creatinin và điện giải thường bình thường

Chẩn đoán hình ảnh học

Chụp UIV có thể thấy thận di động hơn 2 thân đốt sống
Hình ảnh thận di động trên UIV
Trong tư thế đứng có thể thấy hình ảnh thận ứ nước. Hay chụp x-quang niệu quản - bể thận ngược chiều thấy hình ảnh thận ứ nước khi thay đổi tư thế bệnh nhân thì hết.

Chụp CT scan khi bệnh nhân nằm ngữa thì bình thường

Điều trị

Không có điều trị nội khoa, tuy nhiên có những phương pháp khác như là tăng cân, điều trị thuốc tiêu hóa, tập thể dục căng thành bụng, mang đai thành bụng, và nghỉ ngơi trong tu thế nằm ngữa. Dùng phương tiện cố định bên ngoài là phương pháp hiệu quả nhất mà không cần phẩu thuật và phổ biến trong những năm 1900, giống như điều trị thoát vị bẹn.  

Điều trị cố định thận

Là điều trị ngoại khoa cố định thận vào vùng sau phúc mạc qua mổ hở hay nội soi. Vỏ thận được cố định vào cơ thắt lưng hay cơ thắt lưng bằng chỉ không tan bằng cân hay dãi cơ hay bằng polyglactin mesh. Phương pháp này được phát minh bởi Bassini là phương pháp hay sử dụng ngày hôm nay.

Những phương pháp nội soi

Nội soi qua đường tự nhiên và nội soi vào phúc mạc cho vào ống hình chữ U mở thận ra da cố định thận là phương pháp hay sử dụng.

Qua nội soi ổ bụng

Phương pháp này cho kết quả chắc chắn trong 70-90% các trường hợp. Trong năm 1997, Fornara và cs so sánh mổ nội soi và mổ hở cố định thận thấy mổ nội soi thời gian nằm viện ngắn, ít thuốc giảm đau và thời gian nằm viện ngắn. Có rất nhiều kỹ thuật liên quan tới mổ nội soi như khâu hay dùng mesh, khâu vào cân Gérota. Cũng có những kỹ thuật như dùng keo dán, hay dùng dụng cụ giống như kỹ thuật TVT, cố định thận vào sau phúc mạc. Có nhiều nhgiên cứu báo cao hiệu quả những kỹ thuật này cho thấy tăng chất lượng cuộc sống và đau giảm.

1 nhận xét:

  1. Cảm ơn bài viết của Bác sỹ. Nó đã giúp ích cho công việc của cháu rất nhiều ^^

    Trả lờiXóa