Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Tháo xoắn tinh hoàn bằng tay

Xoắn tinh hoàn là 1 cấp cứu ngoại khoa, vì nó gây thiếu máu tinh hoàn gây hoại tử và teo tinh hoàn.[1] Sưng tinh hoàn cấp tinh ở trẻ em nên nghĩ ngay đến xoắn trừ khi có chứng minh ngược lại, chậm trễ trong chẩn đoán có thể làm mất tinh hoàn. Trong 2/3 các trường hợp có thể hỏi bệnh sử và khám lâm sàng chẩn đoán được bệnh. Nếu nghi ngờ xoắn tinh hoàn nên mời khám bác sĩ chuyên khoa tiết niệu và làm chẩn đoán hình ảnh để có chẩn đoán xác định càng sớm càng tốt. Ở trẻ lớn nguyên nhân xoắn tinh hoàn là nguyên nhân hàng đầu gây mất tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn xảy ra ở bệnh nhân màng tinh mạc tunica vaginalis bam cao bất thường. Làm cho tinh hoàn có thể xoay tự do quanh dây tinh bên trong tunica vaginalis (intravaginal testiscular torsion). Bất thường này gọi là dị dạng dạng quả lắc đồng hồ (bell clapper deformity) làm cho trục dọc tinh hoàn trở nên ngang nhiều hơn hướng đầu chân, như hình bên dưới. Dị dạng này gặp 12% ở trẻ nam; 40% có cả hai tinh hoàn

Normal testis (left). Bell clapper deformity (righ
Bên trái bình thường, bên phải dị dạng quả lắc

Xoắn tinh hoàn ngoài bao tinh mạc (extravaginal) xảy ra ở trẻ sơ sinh và không thể nào tháo xoắn bằng tay được. Xoắn tinh hoàn có thể thấy ở nam nhỏ hơn 30 tuổi, với đỉnh 12-18 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam trẻ hơn 25 tuổi là xấp xỉ 1/4000.[2] Xoắn thường xảy ra bên trái hơn bên phải. Nguyên nhân là do bất thường bẩm sinh, biến dạng hình con lắc, tinh hoàn chưa xuống, hứng tình, tập thể dục, phản xạ cơ bìu, và nhiệt độ lạnh.

Chỉ định

Xoắn tinh hoàn có triệu chứng điển hình là đau đột ngột, ngày càng nặng và thường chỉ có một bên. Hầu hết bệnh nhân có vài lần đau tương tự trong quá khứ những tự hết (tự tháo xoắn). Xoắn tinh hoàn do hoạt động nhiều cũng có thể xảy ra trong lúc ngủ. Dấu hiệu là 1) sưng bìu, 2) nôn ói, buồn nôn hay cả hai.

Những nguyên nhân đau bìu cấp nên loại trừ trước khi thử tháo xoắn bằng tay. 
  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm mào tinh hoàn, viêm mào - tinh hoàn
  • Xoắn tinh hoàn và phần phụ tinh hoàn
  • Nguyên nhân do chấn thương
  • Tràn dịch tinh mạc
  • Bướu tinh hoàn
  • Phù bìu vô căn

Chống chỉ định

Ở trẻ lớn, trệu chứng kinh điển là đau bìu đột ngột  ngày càng đau, sau đó sưng vùng bẹn và bìu. Có thể không còn đau nữa nếu quá trình hoại tử tinh hoàn đã hoàn thành. Trong trường hợp đau giảm đi mà không có tháo xoắn bằng tay thì nghi ngờ hoại tử. Đánh giá bằng phẫu thuật nên tiến hành, tháo xoắn có chỉ định. Bảo vệ tinh hoàn có thể thực hiện nếu thời gian xoắn ít hơn 6-8 giờ. Nếu sau 24 giờ thì thường hoại ử tinh hoàn, tháo xoắn bằng tay chống chỉ định khi đã xoắn hơn 6 giờ.

Vô cảm

Tháo xoắn bằng tay thực hiện không cần vô cảm vùng hay toàn thân. Giảm đau được chỉ định khi có chẩn đoán xoắn tinh hoàn. Nhưng hầu hết nhà lâm sàng không sử dụng giảm đau khi có xoắn tinh hoàn.

Dụng cụ

Không có dụng cụ gì đặc biệt. Siêu âm màu nên thực hiện trước và sau khi tháo xoắn bằng tay để biết chắc có dòng máu xuống tinh hoàn.[3,4,5]

Tư thế

Bệnh nhân nên đứng hay nằm ngữa. Người bác sĩ đứng đối diện với bệnh nhân.

Kỹ thuật

Trong xoắn tinh hoàn, tinh hoàn bị bệnh thường xoắn vào trong. Mặc dù ít gặp hơn, sự xoắn cũng có thể xoay ra bên của tinh hoàn được báo cáo trong 1/3 các trường hợp.[6]

Khi xoắn tinh hoàn trái, giữ tinh hoàn bằng ngón tay cái và ngón tay chỏ bệnh phải và xoay tinh hoàn theo chiều kim đồng hồ 180 độ. Động tác này lặp lại 2-3 lần bởi vì tinh hoàn có thể xoắn 180-720 độ. Hành động này nên theo dõi cảm giác đau của bệnh nhân và sự trở về vị trí giải phẫu bình thường.  

Đối với tinh hoàn phải, cách làm cũng tương tự ngoại trừ tinh hoàn được giữa bằng tay trái, ngón tay cái và ngón chỏ trái của bác sĩ và xoay ngược chiều kim đồng hồ

Thành công 30-70% bệnh nhân giảm đau ngay. Sau khi tháo xoắn bằng tay cũng cần thiết phẫu thuật thám sát bởi vì nguy cơ vẫn còn tiếp tục đe dọa mạng sống tinh hoàn. 

Ghi nhớ

Trong bệnh nhân xoắn tinh hoàn, tinh hoàn bị xoắn thường xoắn vào trong. Hành động tháo xoắn giống như hành động mở quyển sách xoay từ trong ra ngoài cho cả hai bên.

Biến chứng

Tháo xoắn bằng tay không có biến chứng gì đáng kể
Khó khăn chủ yếu là đau trong quá trình thao tác.
Động tác tháo xoắn này không thay thế cho phẫu thuật được.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét