Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

THỊT THỪA NIỆU ĐẠO (urethral caruncle )

Là bệnh lành tính, tổn thương đoạn niệu đạo xa (gần miệng niệu đạo) thường gặp phụ nữ mãn kinh. Gần đây bệnh này cũng thấy ở nam giới [1] Thịt thừa niệu đạo cũng giống như những bệnh niệu đạo khác như ung thư niệu đạo. Nên cần phải phân biệt những bệnh như túi thừa niệu đạo, sa niêm mạc niệu đạo, ung thư niệu đạo và áp-xe tuyến quanh niệu đạo. 


Vấn đề


Thịt thừa niệu đạo thường xuất phát từ bờ sau của miệng niệu đạo có thể xem như là thịt thừa của niêm mạc niệu đạo xa. Có thể đạt kích thước 1-2 cm đường kính. 


Dịch tể học



Thường gặp ở người già mãn kinh rồi, rất hiếm gặp tuổi chưa mãn kinh. Sa niêm mạc niệu đạo cũng giống như bệnh này về hình thể bên ngoài nhưng sa niêm mạc niệu đạo thường có hình tròn theo hình dạng của niệu đạo, còn bệnh này khối này thường có chân dính vào bờ dưới của niệu đạo. Sa niêm mạc niệu đạo thường xảy ra bất kỳ lứa tuổi nào. 


Sinh lý bệnh học


Bước đầu tiên của bệnh này là có sa niêm mạc niệu đạo gây ra  bởi sự teo niêu mạc do thiếu estrogen. Dần dần do kích thích mãn tính do niêm mạc tiếp xúc bên ngoài gây ra lớn dần lên, xuất huyết, viêm mạn tính, hoại tử.

Những trường hợp melanoma,[2] lao tiết niệu,[3, 4] lạc chỗ ruột (intestinal ectopia), lymphoma,[5, 6] và bướu cơ niệu đạo (leiomyoma)[7] cũng giống như polýp niệu đạo cũng đã có báo cáo; tuy nhiên rất hiếm. Carcinoma tế bào vảy trong biểu mô xuất phát từ polýp niệu đạo cũng được báo cáo trong 2 bệnh nhân.[8] Thêm vào đó, polýp niệu đạo cũng hiếm xảy ra tuổi tiền mãn kinh tuy nhiên nếu có cũng thường lớn lên nhanh trong thời kỳ mang thai. 


Biểu hiện lâm sàng


Hầu hết thịt thừa niệu đạo là không có triệu chứng và tình cờ phát hiện khi khám phụ khoa; tuy nhiên, và bệnh nhân có thể là rất đau và bệnh nhân khác có thể kèm theo với tiểu gắt. Vài bệnh nhân có chảy máu hoặc bệnh nhân thấy có máu dính quần lót. Bệnh này ít khi giải thích được bệnh lý đi tiểu nhiều lần ở phụ nữ. Sự thật là sự so sánh triệu chứng đường tiểu dưới và những yếu tố niệu động học ở phụ nữ có tiểu không kiểm soát có hay không có thịt thừa niệu đạo đều không có khác nhau.[9]




Thịt thừa niệu đạo

Khi khám, chúng đều là khối thịt có màu hồng, đỏ lồi ra ngoài từ miệng niệu đạo. Trong những trường hợp hiếm hơn chúng có thể là có màu tím hay đen do có máu đông bên trong. Vài tổn thương giống với ung thư niệu đạo.


Chỉ định điều trị


Điều trị bảo tồn ( tắm trong bồn nước ấm, bôi kem estrogen, hoặc thuốc kháng viêm sử dụng tai chỗ) là điều trị thích hợp trong hầu hết bệnh nhân. Phẫu thuật khi tổn thương quá lớn có triệu chứng lâm sàng, cho bệnh nhân mà điều trị bảo tồn thất bại. Hoặc cho những bệnh nhân có chẩn đoán chưa rõ ràng. 


Giải phẫu liên quan


Niệu đạo nữ là có cấu trúc hình ống dài 4-5 cm. Biểu mô là tế bào vảy không sừng hoá đoạn xa vào đoạn gần là biểu mô tế bào chuyển tiếp. Lớp ngoài là lớp cơ phức tạp và cấu trúc mạch máu.


Điều trị


Điều trị thuốc. Hầu hết có thể điều trị bảo tồn tắm trong bồn nước ấm, đặt estrogen vào âm đạo. Bôi tại chỗ thuốc kháng viêm củng có kết quả. Không mai mắn là, không có nhiều dữ kiện ủng hộ điều trị bảo tồnc ó hiệu quả như thế nào trong y văn

Phẫu thuật. Cho bệnh nhân có khối quá to, có triệu chứng và ở những người không có chẩn đoán rõ ràng. Sưng phù, không đáp ứng với điều trị nội khoa, có hình dạng không điển hình, ngày càng lớn al2 có chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Bướu phát hiện tình cờ khi cắt là 2%.


Trong mổ


  • Có thể thực hiện cho bệnh nhân ngoại trú
  • Soi niệu đạo bàng quang để loiạ trù những tổn thương trong niệu đạo bàng quang. Nhiều bác sĩ tiết niệu khuyên soi bàng quang tại phòng khám để loại trừ  ( ung thư, túi thừa, áp-xe).
  • Đặt thông tiểu
  • Khâu một mũi chỉ chờ trên khối này phòng ngừa chạy vào trong.
  • Cắt khối này. 
  • Khâu bờ niêm mạc bằng chỉ tan 3-0 hoặc 4-0 chỉ tan
  • Park và Cho mô tả kỹ thuật cột cổ của khối này sau đó khối này có thể tự rớt ra ngoài sau 1-2.[12] không cần gây tê, gây mê. 


Sau mổ


Thông tiểu lưu trong 1-2 ngày cho phép lành tự nhiên của niêm mạc niệu đạo. 

-----------------------------------------------------------------------
  1. Karthikeyan K, Kaviarasan PK, Thappa DM. Urethral caruncle in a male: a case report. J Eur Acad Dermatol Venereol. Jan 2002;16(1):72-3. 
  2. Nakamoto T, Inoue Y, Ueki T, Niimi N, Iwasaki Y. Primary amelanotic malignant melanoma of the female urethra. Int J Urol. Feb 2007;14(2):153-5.
  3. Indudhara R, Vaidyanathan S, Radotra BD. Urethral tuberculosis. Urol Int. 1992;48(4):436-8.
  4. Singh I, Hemal AK. Primary urethral tuberculosis masquerading as a urethral caruncle: a diagnostic curiosity!. Int Urol Nephrol. 2002;34(1):101-3. 
  5. Khatib RA, Khalil AM, Tawil AN, Shamseddine AI, Kaspar HG, Suidan FJ. Non-Hodgkin's lymphoma presenting as a urethral caruncle. Gynecol Oncol. Sep 1993;50(3):389-93. 
  6. Young RH, Oliva E, Garcia JA, Bhan AK, Clement PB. Urethral caruncle with atypical stromal cells simulating lymphoma or sarcoma--a distinctive pseudoneoplastic lesion of females. A report of six cases. Am J Surg Pathol. Oct 1996;20(10):1190-5. 
  7. Saroha V, Dhingra KK, Gupta P, Khurana N. Urethral leiomyoma mimicking a caruncle. Taiwan J Obstet Gynecol. Dec 2010;49(4):523-4. 
  8. Kaneko G, Nishimoto K, Ogata K, Uchida A. A case of intraepithelial squamous cell carcinoma arising from urethral caruncle. Can Urol Assoc J. Feb 2011;5(1):E14-6. 
  9. Ozkurkcugil C, Ozkan L, Tarcan T. The effect of asymptomatic urethral caruncle on micturition in women with urinary incontinence. Korean J Urol. Apr 2010;51(4):257-9.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét