Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Điều trị nhiễm trùng tiểu ở nam giới, ngắn ngày tốt hơn

Điều trị nhiễm trùng tiểu (NTT) ở nam giới nhiều hơn 7 ngày có thể không giảm NTT tái phát so sánh với điều trị ngắn ngày và có thể gia tăng nguy cơ nhiễm trùng với Clostridium difficile (CDI) theo tạp chí  đăng ngày 3 tháng 12 Archives of Internal Medicine.

Trong một lá thơ của các nhà nghiên cứu gửi cùng ngày, những nhà nghiên cứu đề nghị là tầm soát hay điều trị NTT trước các phẫu thuật tim mạch, xưong khớp, hay mạch máu là không cần thiết. 

Dimitri M. Drekonja, Bác sĩ, từ Minneapolis Veterans Affairs (VA) Health Care System ở Minnesota, và đồng nghiệp phân tích bệnh án 39,149 của những đàn ông có NTT ngoại trú trong năm tài khoá 2009. Từ số lượng lớn đó họ rút ra 33,336 (85.2%; tuổi trung bình, 67.9 tuổi dựa vào bảng phân loại bệnh tật ( International Classification of Diseases, Ninth Revision, NTT kết hợp sử dụng kháng sinh liên quan trong nghiên cứu của họ.

Trong đó, 1772 (4.5% trong số bệnh nhân ) có nhiễm trùng tái phát sớm, và 4041 (10.3%) có tái phát muộn. Điều trị kháng sinh kéo dài từ 1 đến 173 ngày (trung bình, 10 ngày; khoảng tứ phân vị, 7 - 10 ngày); 11,666 (35.0%) bệnh nhân được điều trị 7 ngày hoặc ít hơn, và 21,670 (65.0%) bệnh nhân được điều trị hơn 7 ngày. 

Thêm vào đó, những trường hợp chỉ ra, 1373 (4.1%) có tái phát sớm (trung bình, 14 ngày; từ 1 - 30 ngày), 3313 (9.9%) có tái phát trễ (trung bình 107 ngày; từ 31 - 364 ngày), và 237 có tái phát cả sớm và muộn.

Sử dụng phấn tích hồi qui logic, những người nghiên cứu thấy rằng thời gian điều trị khôngliên quan đến ấn đề tái phát sớm (tỷ số chênh [OR], 1.01; 95% độ tin cậy [CI], 0.90 - 1.14). Tuy nhiên, họ cũng tìm ra rằng thời gian điều trị kéo dài kèm tăng tái phát muộn so với điều trị ngắn hạn (10.8% cho >7 ngày so với 8.4% cho ≤7 ngày; P < .001) và sự kết hợp như trên là quá rõ ràng khi phân tích đa biến (multivariate) (OR, 1.20; 95% CI, 1.10 - 1.30). 

Trong phân tích đa bến, những nhà nghiên cứu kiểm soát tuổi, bệnh đồng thời, và những yếu tố cho là nguy cơ nhễm trùng tiểu, kháng sinh sử dụng cho điều trị, thời gian điều trị, và tiền sử trước đó CDI. "Kết quả là thời gian điều trị kéo dài có liên quan với tái phát trễ khi phân tích đa biến và đơn biến". CDI có trong 144 (0.4%) trường hợp trong vòng 90 ngày điều trị, với thời gian trung bình kéo dài từ 1 đến 89 ngày (trung bình [SD], 38.7 [26.9] ngày). Điềutrị kéo dài tăng nguy cơ CDI so với điều trị ngắn hạn (0.5% vs 0.3%; P = .02) trong phân tích đơn biến, những điều này không còn khi phân tích đa biến.

"Chúng tôi tìm thấy 2 thuốc (ciprofloxacin và trimethoprim-sulfamethoxazole) được sử dụng trong điều trị NTT ở nam trong phần lớn các trường hợp và thời gian điều trị kéo dài trung bình từ 7 đến 14 ngày (84.4% bệnh nhân) và ngoài khoảng này (15.6% bệnh nhân )," tác giả viết.
"Những phát hiện ra này đặt ra câu hỏi về vai trò điều trị kéo dài NTT nam cho những bệnh nhân ngoại trú," những người nghiên cứu kết luận.

Trong lá thơ nghiên cứu, Dr. Dimitri và cộng sự đã phân tích bệnh án 1934 cuộc mỗ trong 1688 bệnh nhân (96% nam; tuổi trung bình, 61.8 tuổi) nững người có mỗ chấn thương chỉnh hình (1291 trong 1115 bệnh nhân), mỗ tim mạch (331 trong 314 bệnh nhân), mỗ mạch máu (312 trong 259 bệnh nhân). Cấy nước tiểu được thực hiện trong 25% tất cả bệnh nhân, khác nhàu theo loại phẫu thuật ( tim mach lồng ngực, 85%; mạch máu, 48%; chỉnh hình, 4%; P < .001).

"Bệnh nhân được tầm soát thường là lớn tuổi (66.9 so với 60.0 tuổi; P < .001), thường là nam (98% so với 95%; P = .002), và có nhiều khả năng nhiễm trùng vết mỗ (17% so với 4%; P < .001), tiêu chảy (6% so với 2%; P < .001), và CDI (0.6% vs 0%; P = .02)," những người nghiên cứu viết.

Khi so sánh 54 bệnh nhân có cấy nước tiểu dương tính có điều trị và không điều trị, họ thấy rằng nhiều bệnh nhân có điều trị có nhiễm trùng vết mỗ nhiều hơn không điều trị (45% so với 14%; P = .03).

"Ít là nhiều" ( less is more)
 
Những người nghiên cứu kết luận, "Phát hiện của chúng tôi vể điều trị NTT trước mỗ là không có lợi. Những phát hiện này đề nghị, ngoài thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, kháng sinh điều trị hay tầm soát cho vi trùng trong nước tiểu không có triệu chứng là không cần thiết cho các loại phẫu thuật như trên" 

Trong khi được mời có ý kiến về vấn đề này, Barbara W. Trautner, MD, PhD, từ Michael E. DeBakey Veterans Affairs Medical Center, Baylor College of Medicine, Houston, Texas, viết rằng hầu hết những nghiên ứu NTT thường ở phụ nữ..và phần lớn những khuyến cáo điều trị hiện tại không đủ cho thựchành lâm sàng.  

Những giới hạn có liên quan do sử dụng International Classification of Diseases, Ninth Revision, các mã số bệnh tật thiếu những thông tinn triệu chứng, hoặc cho bệnh nhân đang có thông tiểu, hoặc NTT là co biến chứng hay không, bà ta viết.

Tuy nhiên, bà ấy kết luận, "Những gì cả hai nghiên cứu có thể làm, và thật là có hiệu quả, là kêu gọi vấn đề thực hành điều trị hiện tại liên quan đến có vi trùng trong nước tiểu của bệnh nhân nam," Bác sĩ Trautner tiếp.
" Chúng tôi khuyên một văn hoá đã thay đổi trong việc cho kháng sinh cho bệnh nhân nam có vi trùng trong nước tiểu từ 'nhiều là tốt' đổi sang  'ít là tốt,' " bà ấy kết luận.
Dịch từ nguồn Arch Intern Med. Published online December 3, 2012.

Không có nhận xét nào: