Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Sỏi thận

Thận là cơ quan có tác dụng lọc máu, loại trừ chất thải ra khỏi cơ thể và tạo nước tiểu. Nó có chức năng điều hòa chất điện giải trong cơ thể đó là những chất cực kỳ quan trọng. Nước tiểu sẽ chảy từ thận theo 2 ống gọi là niệu quản xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy nó sẽ tống xuất nước tiểu ra ngoài theo một ống, lớn hơn niệu quản gọi là niệu đạo.

Trong vài điều kiện chất tinh thể hóa học trong nước tiểu kết tinh lại thành một nhân nhỏ dần dần lớn,tạo thành sỏi thận. Những sỏi này ban đầu rất nhỏ có thể trôi ra ngoài, nếu không lớn dần lên. Kích thước của sỏi không quan trọng bằng vị trí của nó trong hệ thống tiết niệu.


Khi sỏi trong thận nó cũng gây nên vấn đề, nhưng nếu nó rớt xuống niệu quản nó giống như một con đập. Trong khi thận càng bài tiết nước tiểu thì phía trên sỏi áp lực ngày càng tăng, làm thận sưng ra.
Áp lực này gây đau do sỏi, nhưng nó cũng có tác dụng đẩy sỏi ra ngoài. Khi sỏi ra ngoài bàng quang thì áp lực trong niệu quản hết, lúc đó có thể hết triệu chứng đau. 

Nguyên nhân tạo sỏi

Cũng chưa có đồng thuận nào về nguyên nhân của sỏi.
  • Di truyền. Vài người rất nhạy hình thành sỏi, do có nguyên nhân di truyền. Phần lớn sỏi hình thành từ can-xi, vì vậy nồng độ can-xi trong nước tiểu cao cũng là một yếu tố nguy cơ. yếu tố cao can-xi trong nước tiểu có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chẳng hạn bệnh a-xít hóa ống thận hay những người có bất thường về chuyển hóa chất cystine, oxalate, và acid uric.
  • Tính chất địa dư: những vùng này gọi là "stone belts", trong những vùng khi hậu nóng mà người ta ít có thói quen uống nước, làm cho nước tiểu thường xuyên cô đặc.
  • Thức ăn: thức ăn có thể không là một vấn đề. Nếu một người tăng nhạy cảm tạo sỏi thì ăn chất giau can-xi có thể là vấn đề, nếu không thì cũng không quang trọng.
  • Thuốc: một vài người sử dụng chất lợi tiểu hay người sử dụng nhiều thuốc antacids chứa nhiều can-xi cũng có tể làm tăng can-xi trong nước tiểu, vì vậy tăng nguy cơ sỏi niệu. Hay sử dụng thường xuyên vitamin A và D cũng có thể làm gia tăng can-xi trong nước tiểu. Bệnh nhân HIV sử dụng indinavir cũng có thể làm gia tăng nguy cơ sỏi niệu indinavir. những thuốc khác tăng nguy cơ là dilatin hay kháng sinh như ceftriaxone và ciprofloxacine. 
  • Những bệnh mạn tính như xơ hoá nang (cystic fibrosis), axít hoá ống thận, hay bệnh viêm đại tràng mạn.  
Vị trí và hướng lan của đau quặn thận
Triệu chứng và dấu hiệu

Khi bất cứ cấu trúc ống nào trong cơ thể bị tắc nghẽn, thì sẽ xuất đau xuất hiện như những đợt sóng đau với mục tiêu để tống xuất tắc nghẽn này đi. Những đợt sóng này gọi là đau quặn. Khác đau liên tục như trong viêm ruột thừa hay viêm tụy
  • Đau quặn thận là đau đặc trưng trong sỏi, khi sỏi cố thoát ra
  • Đau thường thường rất dữ dội , xảy ra bất thình lình, có thể hết rồi đau lại
  • Vị trí đau thường là vùng hông, hay giữa lưng lan xuống vùng bẹn. Đàn ông , đau có thể lan xuống bìu. 
  • Bệnh nhân có thể không có tư thế nào để giảm đau
  • Đổ mồ hôi hay có buồn nôn , nôn cũng thường kết hợp. 
  • Có thể kèm theo tiểu máu. Tuy nhiên phải hiểu à có tiểu máu không có nghĩa là bệnh nhân chỉ có bệnh sỏi. Tuy nhiên nếu sỏi gây tắc nghẽn hoàn toàn có thể không có tiểu máu.

    Chẩn đoán bệnh sỏi

    Cổ điển nhất là khi có đau quặn thận và có máu trong nước tiểu có thể là có sỏi thận. Tuy nhiên cũng có những bệnh khác cũng có triệu chứng tương tự. Ở bệnh nhân lớn tuổi đứng quên có bệnh phình động mạch chủ bụng cũng có đau nhiều như đau quặn thận.

    Khám lâm sàng cũng không giúp ít gì nhiều trong chẩn đoán bệnh sỏi, ngoài triệu chứng ấn đau vùng hông lưng. Sờ bụng có thể thấy khối đập dưới tay gợi ý là phình động mạch chủ bụng. Nghe bụng có thể nghe tiếng thổi. Đau hạ sườn phải có thể gợi ý là đau do sỏi túi mật. Đau 1/4 dưới phải có thể là viêm ruột thừa và viêm túi thừa đại tràng. Khám bìu để loại trừ xoắn thừng tinh.

    Ở trẻ em đau quặn như thế có thể là dấu hiệu của lồng ruột.

    Phân tích nước tiểu có thể thấy máu tong nước tiểu, hay thấy bằng chứng của nhiễm trùng tiểu

    Thử máu không cần thiết trừ khi thấy có ảnh hưởng chức năng thận, hay biến chứng của sỏi

    CT scan bụng có hay không có chất cản quang thường được sử dụng. Scan sẽ cho ta thấy cấu trúc giải phẫu của thận, niệu quản, và bàng quang và cũng có thể thấy được sỏi, vị trí, kích thước hay nó có gây dãn niệu quản hay viêm thận chưa. CT cũng có thể đánh giá các cơ quan khác trong bụng, như ruột thừa, túi mật, gan tuy, động mạch chủ bụng hay đại tràng. Nếu không sử dụng chất cản quang thì giới hạn khả năng của nó.

    Siêu âm là phương tiện khác nếu lo sợ nguy cơ nhiễm tia x đặt ra như trong trường hợp phụ nữ mang thai. Ở bệnh nhân sử dụng x quang để theo dõi thì nguy cơ nhiễm tia có thể có do sử dụng nhiều lần.

    Điều trị

    Kích thước sỏi đóng vai trò trong việc sỏi có thể trôi ra ngoài tự nhiên hay không. Chẳng hạn, 98% sỏi nhỏ hơn 5mm có thể ra ngoài tự nhiên, trong vòng 4 tuần kể từ khi có triệu chứng, nhưng khi sỏi 5-10mm chỉ còn 53% cơ hội. Vị trí ban đầu của viên sỏi cũng ảnh hưởng đến khả năng tự ra ngoài của sỏi. 48% cho sỏi đoạn trên, 79% cho sỏi đoạn nội thành niệu quản bàng quang, không cần biết kích thước bao nhiêu. Nếu trong tình huống không có ứ nước quan trọng và không có nhiễm trùng tiểu trên thì phương pháp không phẫu thuật có thể áp dụng đểu điều trị. Nếu sỏi tái phát thì nên theo dõi sát bao gồm uống nhiều nước và sử dụng thuốc.    

    Thuốc giảm đau

    Kiểm soát đau bằng thuốc tiêm mạch NSAID hoặc thuốc gây nghiện. Thuốc giảm đau đường uống cũng có hiệu quả và ít gây khó chịu. Tiêm mạch acetaminophen cũng có tác dụng.  

    Điều trị uống thuốc tống sỏi

    Sử dụng thuốc để làm cho sỏi nhanh chóng ra ngoài theo con đường tự nhiên cũng là một lựa chọn. Một vài thuốc ức chế anpha ( như là tamsulosine ) và ức chế kênh can-xi ( như nifedipine ) cũng có hiệu quả.  Kết hợp tamsulosine và corticosteroid hiệu quả hơn tamsulosine đơn độc. Những điều trị loại này cũng có thể giúp ích trong tán sỏi ngoài cơ thể.

    Phẫu thuật

    Sỏi nhỏ hơn 5 mm có thể ra ngoài tự nhiên. Tuy nhiên phải phẫu thuật trong những trường hợp chỉ có 1 thận, tắc nghẽn 2 bên, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng thận hay đau không điều trị giảm đau hết. Khoảng giữa năm 1980 có phương pháp ít xâm hại ra đời đó là tán sỏi ngoài cơ thể, soi niệu quản ngược dòng, lấy sỏi qua da bắt đầu thay thế phẫu thuật trong điều trị sỏi.

    Tán sỏi ngoài cơ thể

    Là phương pháp không xâm hại, được áp dụng cho bệnh nhân ngoại trú khi sỏi gần bể thận. Phương pháp này dùng một máy tán sỏi phát ra sóng xung kích bên ngoài cơ thể áp vào cơ thể tập trung năng lượng vào viên sỏi gây vỡ sỏi, thời gian tán khoảng 30-60 phút. Dùng để tán sỏi thận không phức tạp và sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên. Sỏi có kích thước 20 mm trở xuống và giải phẫu học trong thận bình thường. Có thể tán sỏi nhiều lần cho trường hợp sỏi lớn. Khoảng 80-85% sỏi đơn giản có thể điều trị bằng phương pháp này. Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quản của tán sỏi như kích thước sỏi, thành phần sỏi hay có bất thường giải phẫu học trong thận, có thận ứ nước, chỉ số BMI, và khoảng cách giữa sỏi và da. Tác dụng phụ của nó giống như chấn thương nhẹ, xuất huyết dưới da nhẹ nơi áp bộ phận phát xung. Thật tế là bệnh nhân đã có kinh nghiệm tán rồi thường thì chấp nhận nó. Mức độ biến chứng phụ thuộc vào số lượng xung và cường độ của xung phát ra. Nặng có thể chảy máu bên trong hay tụ máu dưới bao thận.  

    Soi niệu quản ngược dòng

    Có thể dùng máy soi cứng hoặc mềm đặt một thông niệu quản để dẫn lưu nước tiểu bên trong điều trị tắc nghẽn niệu quản, ứ nước thận trong trường hợp viêm đài bể thận cấp và ứ mủ thận. Để sau này có thể tán sỏi ngoài cơ thể. Nội soi niệu quản có thể dùng để điều trị triệt để hơn như lấy sỏi ra ngoài bằng một cái rọ sau khi tán vụn sỏi qua máy soi niệu quản này bằng những năng lượng như laser hay xung hơi.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét